Hiểu biết về nhóm máu có lợi ích gì?
tất cả nhóm máu đều được cấu tạo bằng các yếu tố cơ bản giống nhau, tuy nhiên đặc tính của mỗi nhóm máu là khác nhau
Máu là sự sống của con người. Dù tất cả nhóm máu đều được cấu tạo bằng các yếu tố cơ bản giống nhau nhưng không phải tất cả máu đều như nhau.
Có người nhóm máu O, người khác nhóm máu A, B.. Vậy, đặc tính của các nhóm máu khác nhau như thế nào? Mỗi nhóm máu có điểm gì khác biệt?
Tìm hiểu về các nhóm máu
Máu con người được chia làm nhiều nhóm dựa theo một số chất cacbohydrat và protein đặc thù trên hồng cầu. Có khoảng 46 nhóm khác nhau, nhưng những nhóm chính là O, A, B và yếu tố Rhesus (Rh).
Vì những lý do chưa được khám phá, máu của mỗi nhóm có thể có kháng thể chống lại những nhóm kia. Do đó, khi truyền máu khác nhóm vào, kháng thể của người nhận có thể phá hủy máu gây tác hại cho cơ thể. Có tổng cộng 30 hệ nhóm máu người được tổ chức quốc tế về truyền máu (ISBT) ghi nhận.
Các nhóm máu cơ bản của con người (Ảnh minh họa).
Thành phần cấu tạo máu
Một người trưởng thành trong cơ thế chứa khoảng 4 - 6 lít máu (trung bình 60ml/kg), trong đó:
+ Tế bào hồng cầu gồm có hemoglobin (một loại protein có khả năng vận chuyển oxy) có chức năng vận chuyển oxy và loại bỏ cacbon diocid ra khỏi các mô trong cơ thể.
+ Tế bào bạch cầu có khả năng chống nhiễm trùng và là tế bào có chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể.
+ Tiểu cầu giúp làm đông máu.
+ Huyết tương chứa muối và các loại protein khác.
Nhóm máu được phát hiện từ bao giờ
Năm 1900, Karl Landsteiner nhà khoa học người Áo đã phát hiện ra máu được chia thành các nhóm khác nhau.
Con người có bao nhiêu nhóm máu
Con người có 4 nhóm máu chính.
+ Nhóm máu O.
+ Nhóm máu A.
+ Nhóm máu B.
+ Nhóm máu AB.
Đặc tính của các nhóm máu
Nhóm máu O:
Người không có cả 2 kháng nguyên A và B được xếp vào nhóm máu O.
- Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm nhưng lại chỉ nhận được nhóm của mình là O.
Nhóm máu O có thể truyền cho cả 4 nhóm (Ảnh minh họa).
Nhóm máu A:
Người có kháng nguyên A trên bề mặt các hồng cầu được xếp vào nhóm máu A.
+ Nhóm máu A nhận được A và O.
+ Cho được A và AB.
Nhóm máu B:
Người có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu được coi là thuộc nhóm máu B.
+ Nhóm B nhận được B và O.
+ Cho được B và AB.
Nhóm máu AB:
Người có cả 2 kháng nguyên A, B thuộc nhóm máu AB.
- Nhóm máu AB có thể nhận được cả 4 nhóm nhưng chỉ truyền được cho nhóm của mình là AB.
Phân tích các nhóm máu ở Việt Nam
Nhóm máu bình thường
+ Việt Nam có 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần).
Nhóm máu hiếm
Nhóm máu hiếm (Ảnh minh họa).
+ Có 0,04%-0,07% (trong 10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu Rh-) số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).
Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm.
Đặc điềm của nhóm máu hiếm (Rh-)
+ Khả năng gặp rủi ro cao hơn những người có nhóm máu khác.
+ Trường hợp mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+, khi có thai từ lần thứ 2 trở đi, có thể xảy ra sự cố nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, hậu quả có thể gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc đứa trẻ sinh ra nhưng bị thiểu năng trí tuệ.
+ Những phụ nữ có nhóm máu Rh- mà đã mang thai có nhóm máu Rh+ thì vẫn có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu Rh+ đầu tiên.
Xác định nhóm máu hiếm khắc phục rủi ro khi mang thai (Ảnh minh họa).
Tổng hợp các nhóm máu trên thế giới
Mỹ
+ Nhóm O chiếm 46%.
+ Nhóm A chiếm 40%;
Anh
+ Nhóm máu O chiếm 47%.
+ Nhóm máu A chiếm 42%.
Nhật Bản
+ Người nhóm máu A là chủ yếu.
Đức
+ Nhóm máu A chiếm 45%.
+ Nhóm máu O chiếm 41%.
Việt Nam
+ Nhóm máu O chiếm 42%.
+ Nhóm A xấp xỉ 21%.
+ Nhóm B khoảng 20 %.
+ Nhóm AB khoảng 17%.
Các nước Trung Á, Ấn Độ, Mông Cổ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
+ Người mang nhóm máu B chiếm 30 - 40%, có nơi còn vượt quá 50%.
Hiểu biết về nhóm máu có tác dụng gì?
+ Để truyền máu và cho máu khi cần thiết.
+ Phục vụ cho ngành pháp y trong vấn đề xác định, loại trừ tội phạm...
+ Điều chỉnh cách sống tốt nhất.
+ Để phòng và chữa nhiều nhóm bệnh một cách hiệu quả nhất…
Lời kết
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mỗi người trong chúng ta có tới 30 hệ nhóm máu với khoảng 300 loại kháng nguyên khác nhau, đó là hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ Kidd, hệ Lewis… nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Tuy nhiên, mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau do sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh của người đó.
Vì vậy, việc hiểu biết về nhóm máu của mình là việc làm cần thiết cho bản thân và sức khỏe, trong trường hợp cần thiết có thể hiến máu giúp đỡ những người đau ốm, bệnh tật… kéo dài sự sống.
Skcs.vn