Giảm nguy cơ đau tim vào mùa hè như thế nào?
Bí quyết giữ cho trái tim khỏe mạnh trong thời tiết nóng bức, những dấu hiệu của tình trạng kiệt sức vì nhiệt
Giảm nguy cơ đau tim vào mùa hè như thế nào?
Vào mùa hè, nắng nóng nhiệt độ quá cao có thể gây căng thẳng cho tim, làm tăng nguy cơ đau tim ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng. Làm thế nào để giảm nguy cơ đau tim hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây
Nhiệt độ quá cao từ môi trường nhất là vào mùa hè, nhiệt độ có thể lên đến hơn 40 độ C có thể làm giảm huyết áp, tim đập nhanh hơn từ đó dễ dẫn đến nguy cơ bị đau tim ở những người có tiền sử mắc bệnh tim, tiểu đường, cholesterol cao, béo phì.
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt tim phải bơm nhiều máu hơn để bình thường hóa nhiệt độ cơ thể điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ đau tim
Theo Tiến sĩ Gajinder Kumar Goyal, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Siêu chuyên khoa QRG, Faridabad cho biết: vào mùa nóng khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, cơ thể cố gắng tự làm mát bằng cách chuyển máu từ các cơ quan chính xuống dưới da. Sự thay đổi này đòi hỏi tim bơm máu nhiều hơn, khiến nó bị căng thẳng quá mức. Bên cạnh đó, khi cơ thể mất nước cũng khiến tim căng thẳng và có nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc tim có thể khiến người bệnh bị ốm trong mùa hè, nên cần đề phòng khi ra ngoài nắng nóng.
Ngoài ra, khi nhiệt độ quá cao có thể gây hại cho sức khỏe đối với bất kỳ ai, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người bị huyết áp cao, bị béo phì hoặc có tiền sử bệnh tim và đột quỵ.
Những dấu hiệu của tình trạng kiệt sức vì nhiệt/lả nhiệt
+ Nhức đầu
+ Đổ quá nhiều mồ hôi
+ Da lạnh, ẩm, ớn lạnh
+ Cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
+ Chuột rút cơ bắp
+ Thở nhanh, thở không sâu
+ Buồn nôn, nôn mửa hoặc cả hai
Nếu gặp phải tình trạng này cần ngay lập tức đến một nơi mát mẻ hơn, ngừng tập thể dục và hạ nhiệt bằng cách chườm lạnh và bổ sung nước.
Nếu như xuất hiện các triệu chứng như: Da khô, ấm mà không đổ mồ hôi, lú lẫn, bất tỉnh, sốt cao, đau đầu quá mức cần lập tức đưa đến cơ quan y tế gần nhất để được chăm sóc, hỗ trợ y tế.
Bí quyết giữ cho trái tim khỏe mạnh trong thời tiết nóng bức
Hãy giữ cho cơ thể đủ nước, uống nước trước khi bạn cảm thấy khát, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, rau củ để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể và tránh đồ uống có chứa caffein hoặc cồn, đồ uống có gas
Vào thời điểm từ 13h trưa đến 15h chiều nếu không có việc gì cần thiết nên hạn chế ra ngoài, đây là thời điểm nóng nhất, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn.
Vào mùa vè nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu bằng các loại vải thoáng khí như cotton, hoặc vải mới hơn chống thấm mồ hôi, hạn chế mặc những trang phục bí, không thấm hút mồ hôi
+ Đừng quên nghỉ giải lao thường xuyên khi làm việc ở ngoài trời nắng, có thể tìm một nơi nào đó có bóng râm hoặc nơi mát mẻ, dừng lại vài phút nghỉ ngơi và uống nước.
+ Những người đang gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… tiếp tục dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Theo các chuyên gia, những người có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não như người cao tuổi, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu (mỡ máu cao), xơ vữa động mạch, người hút thuốc lá,,, nên áp dụng sớm những biện pháp phòng ngừa, Ngoài thay đổi lối sống như bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, năng tập thể dục, cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết, đặc biệt là ngăn ngừa sự hình thành cực máu đông.
Trong mùa hè nếu người cao tuổi đột nhiên cảm thấy đau đầu, váng đầu, tê nửa người, ngáp vặt liên tục… đây có thể là triệu chứng báo trước khả năng phát sinh tai biến mạch máu não phải đề cao cảnh giác, đi khám bác sĩ ngay.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phòng ngừa cơn đột quỵ khi thời tiết nắng nóng
Bổ sung 4 thực phẩm có vị đắng phòng tránh đột quỵ do sốc nhiệt
Những dấu hiệu nhận biết kiệt sức do nắng nóng, biện pháp phòng ngừa
Hết đau tim, viêm khớp, huyết áp thấp với Quế
6 dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim bạn không nên bỏ qua
Suckhoecuocsong.vn