Điều cần nhớ khi uống bia trong mùa hè tránh gây hại sức khỏe
5 điều cấm kỵ khi uống bia mùa hè cần nhớ để tránh gây hại cơ thể
Điều cần nhớ khi uống bia trong mùa hè tránh gây hại sức khỏe
Uống bia trong mùa hè là một trong những sở thích của nhiều người, giúp giải tỏa cái nóng oi ả của mùa hè. Nhưng khi uống bia trong mùa hè hãy nhớ những điều cực kỳ quan trọng dưới đây tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Uống bia đúng cách, đúng liều lượng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: giảm nguy cơ mắc sỏi thận, giảm các triệu chứng tiền mãn kinh, ngăn ngừa ung thư ruột kết, giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn trong cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn, giảm stress và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2,... Nhựng khi uống bia trong mùa hè không phải ai cũng biết những điều cấm kỵ sau để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
5 điều cấm kỵ khi uống bia mùa hè cần nhớ để tránh gây hại cơ thể
Không uống cùng với đồ nướng
Việc được thưởng thức những món ăn đồ nướng thơm ngon, béo ngậy uống cùng với cốc bia mát lành là điều khá nhiều người yêu thích. Nhưng cách kết hợp này có khả năng gây ra bệnh gout, tăng nguy cơ béo phì, thậm chí là ung thư.
Thông thường các loại đồ nướng thường là hải sản, thịt bò, nội tạng động vật có chứa hàm lượng purine cao, việc bài tiết purin không bình thường là nhân tố quan trọng gây ra bệnh gout. Khi uống bia cùng đồ nước làm tăng nguy cơ gia tăng bệnh gout, béo phì
Do vậy nên cố gắng tránh ăn đồ nướng khi uống bia. Nếu thực sự muốn ăn đồ uống uống cùng bia, có thể ăn cùng một số loại rau lá xanh, các loại củ, quả như: đậu bắp, nấm kim châm, nấm đùi gà, khoai lang, cà tím, rau xà lách,...
Uống quá nhiều bia
Do nồng độ cồn của bia không cao như rượu nên nhiều người thường uống quá nhiều, sử dụng bia như một thức uống giải khát trong mùa hè. Nhưng việc uống quá nhiều bia trong mùa hè lại gây hại cho cơ thể rất nhiều.
Việc uống quá nhiều bia trong suốt mùa hè làm tăng gánh nặng cho gan thận và tim. Lúa mạch để nấu bia chứa axit oxalic và uronucleotide, sự tương tác của chúng có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể con người và thúc đẩy quá trình hình thành sỏi thận từ đó gây ra tình trạng sỏi nguy hiểm cho sức khỏe.
Đồng thời, nếu uống quá nhiều bia sẽ làm giảm màng kết dính dạ dày, axit dạ dày tăng cao từ đó gây các chứng bệnh liên quan đến dạ dày như: viêm, loét dạ dày, thủng dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
Không uống bia quá lạnh
Uống một cốc bia lạnh giữa thời tiết nóng lực tạo cảm giác vô cùng dễ chịu. Nhưng nếu uống bia quá lạnh không chỉ ảnh hưởng đến hương vị mà còn có thể gây ra nhiều loại bệnh, gây ê buốt răng, không có lợi cho hệ tiêu hóa.
Bia được bảo quản trong nhiệt độ quá lạnh không những làm giảm hương vị của bia mà còn khiến cho protein trong bia bị phân hủy, các chất dinh dưỡng cũng bị phá hủy. Khi uống bia quá lạnh khiến nhiệt độ trong đường tiêu hóa của người uống giảm mạnh, giảm lưu thông máu, chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, bị tiêu chảy, đau bụng.
Do đó, ngay cả bia được bảo quản trong tủ lạnh cũng nên được kiểm soát ở nhiệt độ 5-10 độ C không nên để nhiệt độ lạnh quá, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của bia.
Không dùng bia để làm dịu cơn khát
Nắng nóng, nhiệt đô tăng cao khiến cơ thể nhanh cảm thấy khát nước nhiều người có thói quen uống bia để làm dịu cơn khát, ngăn đổ mồ hôi. Tuy nhiên, uống bia có thể khiến chúng ta cảm thấy khát nước, đổ mồ hôi nhiều hơn so với uống nước lọc.
Mặc dù khi uống bia sẽ mang lại cảm giác mát lạnh, dễ chịu, giải tỏa cơn khát nhưng khi chúng đi vào cơ thể sẽ kích thích tiết hormone tuyến thượng thận, làm tăng nhịp tim, tăng tản nhiệt ra khỏi cơ thể, từ đó làm tăng quá trình bốc hơi nước và gây khô miệng hơn
Đồng thời, bia cũng có thể kích thích thận, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tiểu tiện, khiến cơ thể mất nước hơn. Do đó, người nên uống nhiều nước lọc và trà nhẹ sau khi uống bia để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể, tránh tình trạng làm mất nước cho cơ thể.
Người béo phì không nên uống bia tươi
Những người gặp tình trạng béo phì không nên sử dụng bia tươi, nên hạn chế uống bia. Bởi men trong bia tươi sau khi vào cơ thể con người vẫn tồn tại, làm thúc đẩy quá trình bài tiết dịch vị trong cơ thể con người, tăng cảm giác thèm ăn từ đó dễ gây tăng cân hơn.
Vào mùa hè để vẫn có thể thưởng thức loại đồ uống được nhiều người yêu thích này, đối với nam giới không uống quá 2 cốc bia hơi 330ml trên ngày, nữ giới không uống quá 1 cốc bia hơi 330ml trên ngày. Tuyệt đối không uống bia quá 5 ngày/ tuần tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Có nên uống rượu bia sau khi tập thể hình, thể thao?
Chăm sóc da trước và sau trẻ hóa da bằng PRP
Tìm hiểu phương pháp làm đẹp bằng bia đơn giản, hiệu quả
Suckhoecuocsong.vn