Dấu hiệu nhận biết chỉ số đường huyết cao

17/09/2016 14:03

Nếu có những dấu hiệu dưới đây chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết

Bệnh tiêu đường là bệnh ai cũng có thể mắc phải vì vậy suy nghĩ chỉ có người bị tiểu đường mới cần quan tâm đến chỉ số đường huyết là một sai lầm. Nếu có những dấu hiệu dưới đây chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra chỉ số đường huyết

Nhiều người cứ nghĩ rằng chỉ có bệnh nhân tiểu đường mới phải lo lắng về chỉ số đường huyết. Nhưng suy nghĩ này lại vô tình đang hại họ. Người không bị tiểu đường thì lượng đường trong máu vẫn có thể tăng cao.

Vì thế, tất cả chúng ta đều phải lưu ý đến lượng đường trong máu bởi lượng này cao là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân tiểu đường.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết an toàn:

- Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0-7,2mmol/l);

- Sau bữa ăn 1-2 giờ: Nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l);

- Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Do đó, mức độ đường 180 mg/dL trong máu được coi là cao. Thế nhưng, chỉ khi con số này tăng vượt 250 mg/dL thì mới xuất hiện những triệu chứng đáng chú ý.

Với những người không bị tiểu đường, nếu tình trạng đường huyết liên liên tục ở mức cao, họ có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh tật như bệnh tiểu đường, vấn đề về mắt, thận và các bệnh thần kinh, tim mạch…

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết cao như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu vận động, thiếu ngủ và căng thẳng.

Do triệu chứng của bệnh đường huyết cao không biểu hiện rõ sớm, nên mọi người cần phải cẩn thận với những thay đổi về sức khỏe, dù là nhỏ nhất. Vì để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Dưới đây là danh sách vài dấu hiệu cảnh báo của lượng đường trong máu cao.

Khát nước liên tục

Khi lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc đường thừa. Mà đường sẽ được loại bỏ theo nước tiểu, cùng với các chất lỏng khác trong cơ thể. Điều này làm cho bạn cảm thấy mất nước và khát nước liên tục.

Đói liên tục

Việc phải đi tiểu nhiều cũng khiến cơ thể có xu hướng giảm calo. Cũng do lượng đường huyết cao ngăn chặn đường từ thực phẩm đến các tế bào. Điều này sẽ khiến bạn đói liên tục.

Mệt mỏi

Khi lượng đường trong máu cao, glucose trong cơ thể không được sử dụng đúng cách, theo đó các tế bào không có được năng lượng cần thiết. Điều này gây ra sự mệt mỏi thường xuyên.

Đi tiểu liên tục

Khi lượng đường dư thừa được loại bỏ cơ thể dưới dạng nước tiểu, bạn có xu hướng mất nước và khát. Để làm dịu cơn khát, bạn lại uống nước nhiều hơn. Vì thế mà số lần đi tiểu nhiều hơn.

Tê cứng chân tay

Khi lượng đường trong máu quá nhiều, nó sẽ phá hủy các dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng tê cứng và mất cảm giác ở bàn tay và chân.

Giảm cân

Khi tần xuất đi tiểu nhiều lên, bạn xu hướng mất calo nhiều hơn. Điều này khiến bạn giảm cân.

Thị lực giảm

Lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến khô mắt và làm cho thị lực giảm hẳn.

Nhiễm trùng da

Da khô và ngứa là 2 hiện tượng phổ biến khi mức đường huyết cao trong cơ thể. Do đi tiểu thường xuyên, nó gây ra sự mất nước và các mô da cũng trở nên khô và gây ra ngứa da và nhiễm trùng.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Trí Thức Trẻ)

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột