Chương trình Sẻ chia khó khăn, vượt qua Covid
Dịch bệnh làm cho bao doanh nghiệp, bao con người lao đao. Ai cũng cảm nhận điều này nhất là đối với những người bệnh vừa phải đối mặt với bệnh tật, vừa phải đối mặt với việc phòng dịch cẩn thận, bảo vệ bản thân, cộng đồng như những người tại xóm thận nhân tạo Lê Thanh Nghị. Nỗi lo thường trực lớn lao hằng ngày của họ là tiền. Không làm gì ra tiền, suốt ngày phải ngồi trong nhà, mọi chi tiêu đều bị cắt giảm. Ngày ba bữa cơm thì ăn hai bữa, thuốc nào đắt quá thì tự ý cắt đi, 30 nghìn tiền thịt một ngày thì mua 20,.v.v. Nghe cách chi tiêu của họ trong thời dịch bệnh mà nhiều tiếng thở dài của chúng tôi phải nén lại. Khổ đến vậy bao nhiêu cho đủ, làm sao phải cho họ có được việc làm để có vài chục nghìn tiền ăn thôi là điều làm chúng tôi suy nghĩ mãi khi cất bước rời xóm.
Mỗi người mỗi hoàn cảnh, các bác sĩ thì không bị khốn khổ với bữa ăn thì lại khốn khổ vì phòng dịch, vùng đệm là vùng dành cho bệnh nhân nghi nhiễm tại Viện Mắt TW cũng lại được thiết lập để bảo vệ những người lành không mang bệnh. Trong cái nắng nóng như thiêu này họ - những người áo trắng tuyến đầu phải khoác bộ quần áo mà ai đã từng thử một lần mới có thể thấu hiểu. Không lời nào có thể diễn tả được: người như tắm, ngột ngạt đến khó thở, khát nước như trên sa mạc v.v
Cả nước đều khó khăn, một chút tấm lòng xin được gửi đến các bác sĩ và bệnh nhân nghèo. Cầu mong cho dịch bệnh sớm qua đi, vác xin có sớm để mọi hoạt động trở lại bình thường. Giờ một chữ bình thường thật đáng quý.
Trân trọng cảm ơn nhà tài trợ TH True Milk, các Anh/Chị và các bạn đã luôn ủng hộ, đồng hành. Xin cảm ơn các bác sĩ và bệnh nhân.
Một số hình ảnh chương trình:
Qũy Điều Ước Nhỏ
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chương trình trao đi và còn mãi số 10: Tặng quà bệnh nhân khó khăn tại Bệnh viện Mắt Trung ương
Kết thúc quý 1 năm 2023, điểm đến trong hành trình thiện nguyện của Quỹ Điều ước Nhỏ là bệnh viện mắt Trung ương (Số 85 phố Bà Triệu, Hà Nội) -
Kế hoạch chương trình: Trao đi là còn mãi số 10
Kính gửi các Anh/Chị và các Bạn kế hoạch chương trình “Trao đi là còn mãi số 10” tại Bệnh viện Mắt Trung Ương dành cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện. -
Chương trình trao đi là còn mãi số 09 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương
Những ngày giáp tết Quý Mão,trên các con phố Hà Nội lượng người xe tăng đột biến, khung cảnh tấp nập từ sáng sớm đến chiều tối, ai nấy đều hối hả hoàn tất công việc còn dang dở để trở về đoàn tụ với gia đìnhtrước thềm năm mới cận kề. -
Chương trình chào xuân Quý Mão tại Viện mắt Trung ương: Trao đi là còn mãi số 8
“Giàu hai con mắt khó đôi bàn tay” câu ví hội tụ đầy đủ ý nghĩa cho thấy vai trò quan trọng của đôi mắt trong đời sống con người. -
Kế hoạch chương trình 'Chào xuân Quý Mão': Trao đi là còn mãi số 8
Kính gửi các Anh/Chị và các Bạn kế hoạch chương trình chào xuân Quý Mão tại Bệnh viện Mắt Trung Ương: “Trao đi là còn mãi số 8” cho các bệnh nhân còn phải lưu trú tại Bệnh viện những ngày cận tết. -
Chương trình chào xuân năm 2023 tại xóm chạy thận: Trao đi là còn mãi số 7
Trong dòng người tấp nập Qũy Điều Ước Nhỏ lặng lẽ tìm về Xóm thận 121 Lê Thanh Nghị, Hà Nội, nơi những hoàn cảnh khó khăn đang rất cần sự sẻ chia, giúp đỡ về tinh thần và vật chất của cộng đồng. -
Kế hoạch chương trình chào xuân 2023: Trao đi là còn mãi số 7
Kính gửi các Anh/Chị và các Bạn kế hoạch chương trình chào xuân năm 2023: “Trao đi là còn mãi số 7” cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại xóm thận 121 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng, Hà Nội -
Chương trình cuối thu: Trao đi là còn mãi số 6
Chương trình cuối thu trao đi là còn mãi số 6 tại Bệnh viện Nội tiết TW cơ sở Thái Thịnh. -
Kế hoạch chương trình từ thiện: Trao đi là còn mãi số 6
Kính gửi các Anh/Chị và các Bạn kế hoạch chương trình từ thiện “Trao đi là còn mãi số 6” dành tặng các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. -
Chương trình ‘Trao đi là còn mãi số 5’ tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Người lớn hay trẻ con thì ai ai cũng đều phấn khởi khi được nghỉ: Bệnh viện nghỉ, nhân viên nghỉ, bệnh nhân nào có thể ra viện thì cho ra viện, ai nấy đều phấn khởi. Duy chỉ có những người ở lại là buồn lắm, tiếng thở dài “chấp nhận chứ làm sao” sau mỗi lời tâm sự với chúng tôi.