Chọn bóng tập yoga sao cho phù hợp mỗi người
Yoga không chỉ giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn cải thiện vóc dáng, giảm cân, tốt cho sức khỏe, tăng cường sự tập trung, giúp cho xương khớp được dẻo dai, hạn chế một số bệnh về xương khớp.
Bên cạnh các dụng cụ tập yoga như thảm tập yoga, quần áo tập yoga thì bóng tập yoga được xem là dụng cụ cần thiết cho bộ môn thể thao này. Bóng tập có tác dụng hỗ trợ khả năng cân bằng tốt cho người sử dụng.
Hướng dẫn cách chọn bóng tập yoga
Nên chọn bóng tập yoga trơn hay có gai?
Bóng tập trơn:
Loại bóng tập này có bề mặt trơn nhẵn. Khi làn da tiếp xúc với bề mặt của bóng bạn sẽ cảm nhận được sự thoải mái dễ chịu
Những người mới tập yoga nên lựa chọn bóng tập trơn sẽ có tác dụng giúp bạn dễ dàng thực hiện các động tác cơ bản như chống đẩy, Squat với bóng tập.
Bóng tập có gai
Loại bóng tập này sở hữu về mặt phủ gai. Loại này được làm từ cao su dày dặn để thực hiện các bài tập khó. Ngoài ra bề mặt phủ gai có tác dụng massage và chống trơn trượt giúp tập luyện an toàn cho người sử dụng. Chất liệu cao su nên bóng có khả năng chịu được tải trọng người tập lên tới 200kg.
Bóng tập yoga rất thích hợp cho những người tập yoga lâu năm, giúp người tập đa dạng các bài tập yoga. Những người mới tập yoga với bóng, không nên sử dụng bóng có gai bởi bạn có thể gặp chấn thương sau quá trình luyện tập
Đường kính bóng
Để lựa chọn bóng tập nên chọn bóng phù hợp với chiều cao của mỗi người. Bóng tập gồm 3 kích thước khác nhau như 55cm, 65cm và 75cm.
+ Những người cao dưới 1m55 nên chọn bóng có đường kính 55cm
+ Những người cao khoảng 1m55 đến 1m70 thì nên chọn bóng có đường kính 65cm
+ Những người cao trên trên 1m70 thì nên chọn bóng có đường kính 75cm.
Màu sắc
Bóng tập có nhiều màu sắc khác nhau như: hồng, xanh, danh dương, đen, xám,… Tùy vào sở thích mỗi người bạn có thể lựa chọn bóng tập cho phù hợp. Với nữ giới nên chọn bóng tập màu vàng, hồng, xanh, xanh dương, các bóng có màu sắc nổi bật. Với nam giới nên chọn bóng có màu đen, xám hoặc các màu trầm để thể hiện sự nam tính của mình.
Kiểm tra độ đàn hồi
Khi chọn mua bóng nên kiểm tra độ đàn hồi của bóng có tốt hay không.
+ Những quả bóng tập có chất lượng tốt sẽ có độ đàn hồi, khả năng chịu lực rất tốt. Khi tập yoga bằng những loại bóng này sẽ có tác dụng giúp bạn thực hiện các bài tâp một cách dễ dàng, tránh gặp phải những tổn thương, chấn thương khi tập luyện yoga.
+ Những quả bóng có độ đàn hồi kém, khả năng chịu lực không tốt vì nó có thể khiến bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện một số động tác khi tập yoga, có thể khiến bạn gặp phải chấn thương.
Độ đàn hồi của bóng cao sẽ tăng độ bền cho sản phẩm và chống nổ tốt hơn so với bóng có độ đàn hồi kém.
Hướng dẫn sử dụng bóng tập yoga hiệu quả nhất
+ Sau khi mua về tiến hành bơm căng để kiểm tra độ co giãn, xem bóng có lỗi hay không, có bị xì hơi bên trong ra không
+ Lau sạch bóng với xà phòng và nước để làm sạch mùi nhựa bám trên bóng và bụi bẩn
+ Khi ngồi lên bóng hãy tránh để lệch tâm bóng dẫn đến dễ bị chệch bóng, rồi mất thăng bằng và dễ bị ngã
+ Sau khi kết thúc bài tập luyện hãy dùng khăn ẩm lau mồ hôi, bụi bẩn bám trên bóng, để bóng nơi thoáng đãng, tránh nơi có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Hi vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn bóng tập yoga.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Luật thi đấu Đá cầu mới nhất
Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v. -
Luật thi đấu cầu mây chính thức
Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v. -
Luật cử tạ chính thức
Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật đấu vật chính thức
Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v. -
Luật thi đấu Boxing chính thức
Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật thi đấu cầu lông
Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v. -
Luật thi đấu bóng rổ chính thức
Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam. -
Luật thi đấu bơi lội
Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v. -
Luật thi đấu bóng chuyền chính thức
Ủy ban Thể dục Thể thao ban hành QĐ số 488/QĐ-UBTDTT ngày 12 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành luật bóng chuyền và luật bóng chuyền bãi biển quốc tế gồm 2 phần, 8 chương, 28 điều được áp dụng thống nhất trong toàn quốc và thi đấu quốc tế tại Việt Nam. Luật bóng chuyền quy định sân, bóng, vận động viện, trọng tài, lỗi vi phạm, đập bóng, chắn bóng, tấn công, thay người, hội ý v.v. -
Danh sách các môn thể thao nổi tiếng bằng tiếng Anh, tiếng Việt
Những môn thể thao đang thịnh hành, có giải thi đấu ở khắp nơi trên thế giới có tên tiếng Việt và tiếng Anh là: