Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?

07/08/2021 17:00

Dấu hiệu nhận biết chó bị hạ bàn chân sau, nguyên nhân nào khiến chó bị hạ bàn chân sau, điều trị, chăm sóc chó bị hạ bàn chân sau như thế nào?

Chó bị hạ bàn chân sau chăm sóc như thế nào?

Tình trạng chó bị hạ bàn chân sau thường xuất hiện ở những con chó già, chó lớn tuổi nhưng cũng có một số chú chó đang ở độ tuổi trưởng thành bị mắc chứng hạ bàn chân sau. Chó bị hạ bàn chân sau có rất nhiều nguyên nhân và rất khó xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết chó bị hạ bàn chân sau

Chứng hạ bàn chân sau ở chó được biểu hiện ra ngoài với nhiều cách khách nhau. Những dấu hiệu của bệnh này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác như thể trạng của chó, sức khỏe, cũng như tuổi tác của chó. Khi chó bị hạ bàn chân sau sẽ có các dấu hiệu như sau:

+ Chó cảm thấy khó khăn khi đứng dậy

+ Xuất hiện tình trạng đau, mỏi chân ở chó

+ Mỗi khi hoạt động đứng lên, ngồi xuống hay đi lại vận động chó miễn cưỡng

+ Chó bị yếu hoặc khó đứng bằng chân sau như những con chó khác

+ Chó bị cứng khớp, cứng chân

+ Khi đi lại hai chân sau của chó rất gần nhau không cách xa nhau như những con chó khác

+ Chó đi lại lảo đảo, dễ ngã

+ Cơ thể của chó thiếu sự cân bằng

+ Chó đứng không vững, hai chân sau run, chỉ đứng được một lúc

+ Có thể bị tê liệt

+ Chó thường xuyên liếm hai chân sau của mình, các khớ

+ Không tự chủ

+ Hai chân sau của chó có thể bị sưng

+ Suy nhược cơ

+ Chó bị co giật

+ Chó bỏ ăn, chán ăn

+ Sốt, hôn mê

Nếu chủ nuôi nhận thấy chú chó của mình bị hạ chân sau cùng với các triệu chứng khác hãy đưa chó đến bác sĩ thú y, thì bạn cần kê khai đầy đủ tiền sử bệnh, triệu chứng, … của chó. Nhờ vậy, mà bác sĩ thú y có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân khiến chó bị hạ chân sau.

Nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn chân sau

Theo các chuyên gia thú y, chó bị hạ bàn chân sau có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể chó của bạn bị gặp phải một trong các nguyên nhân chủ yếu sau đây khiến chúng bị hạ bàn chân sau, đi lại khó khăn.

+ Những chó chó lớn tuổi, chó già xuất hiện tình trạng hạ bàn chân sau do bị bệnh thoái hóa tủy

+ Chó bị hạ bàn chân sau liên quan đến cột sống, tủy sống của chó hoặc các dây thần kinh kết nối với chân sau bị gặp vấn đề. Tình trạng này có thể do chó bị chấn thương tủy sống hoặc các dây thần kinh kết nối với chân sau. Đây được biết là yếu tố khiến chó bị yếu chân sau.

+ Chó bị trượt đĩa đệm, viêm khớp

+ Chó bị rối loạn dinh dưỡng do chế độ ăn không phù hợp, thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng, cụ thể là thiếu vitamin B1 (thiamine

+ Chó bị ung thư, khối u ở lưng khi chúng còn nhỏ, chỉ khoảng 6 tháng tuổi. Những khối u, ung thư phát triển chèn vào dây thần kinh, xương của chó

+ Chó bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Bởi một số vi sinh vật và ký sinh trùng có thể gây viêm hoặc tê liệt tủy sống, đĩa đệm hoặc dây thần kinh của chó, một số vi sinh vật và ký sinh trùng có thể kể đến là giun đũa và một số loài bọ, ve.

+ Nguồn máu cấp đến tủy sống của chó bị tắc nghẽn, thì có thể khiến chó bị yếu chân sa

+ Chó bị mất cân bằng nội tiết tố, bệnh Cushing do dư thừa hormone “chiến đấu và bay”, có thể khiến chó bị yếu chân sau.

+ Chó bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày của chó có thể khiến chó bị hạ bàn chân sau

+ Chó bị chấn thương cột sống do tai nạn, va đập, ngã hay chó vận động quá mạnh ảnh hưởng tới cột sống của chúng

+ Chó bị ngộ độc bởi ăn nhầm phải các loại thực phẩm có nhiễm thuốc trừ sâu, bả chó, nhiễm các hóa chất độc hại tại các khu vực nhà máy, ăn phải con mồi bị nhiễm độc, có thể gây tê liệt, thường sẽ biểu hiện đầu tiên ở chân sau.

+ Chó có thể bị hạ bàn chân sau  do độc tố của ve, độc tố này đi vào hệ thần kinh, và có thể khiến chó đột ngột bị yếu chân sau.

+ Chó bị hạ bàn chân sau do tuổi tác, những chú chó già sẽ có nguy cơ bị hạ bàn nhiều hơn.

+ Chó bị bệnh thoái hóa tủy xương (bệnh DM) ở những chú chó già, chó lớn tuổi. Khi chó bị bệnh khiến những chú chó già dần dần bị yếu chân sau, cuối cùng dẫn đến bàng quang bị mất kiểm soát và gây tê liệt, có lẽ trong trường hợp này, an tử là một cách tốt.

Chẩn đoán

Khi phát hiện chó của bạn bị hạ bàn hai chân sau, đi kèm với việc chó ít di chuyển hoặc di chuyển khó khăn. Hãy đưa chó đến gặp bác sĩ thú y, tại đây hãy trình bày rõ ràng những triệu chứng mà bạn thấy, ngay cả khi, bạn cho rằng triệu chứng đó không liên quan đến chứng yếu chân sau. Bên cạnh đó, cung cấp cho các bác sĩ thú y đầy đủ tình trạng bệnh, tiền sử bệnh.

Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra tổng quán bên ngoài, đánh giá các chuyển động, phản xạ và cảm giác đau của chó, thực hiện các làm xét nghiệm nước tiểu và máu để kiểm tra nhiễm trùng.

Bác sĩ thú y sẽ đề nghị thực hiện chụp X-quang hoặc thậm chí là chụp CT hoặc MRI. Dựa trên kết quả chụp X-quang,  chụp CT hoặc MRI sẽ cung cấp cho các bác sĩ hình ảnh về các vấn đề ở mô mềm như khối u hoặc tổn thương dây thần kinh.

Điều trị, chăm sóc chó bị hạ bàn chân sau như thế nào?

Việc điều trị khi chó bị hạ bàn chân sau cần tốn nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn của người nuôi và tình yêu thương dành cho chúng. Các phương pháp điều trị chó bị hạ bàn chân sau được chỉ định sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chứng yếu chân sau, ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ cân nhắc về tuổi của chó.

Những chú chó già khi bị yếu chân sau, bác sĩ thú y có thể dùng thuốc để kiểm soát, giữ cho chó sống thoải mái, biện pháp phẫu thuật không được bác sĩ thú y khuyến khích thực hiện. Bên cạnh đó, bác sĩ thú y có thể sẽ kê đơn thuốc điều trị nhiễm trùng, đau và viêm để điều trị

Những chú chó bị hạ bàn chân sau do chấn thương, mắc bệnh thoái hóa cần nghỉ ngơi yên tĩnh là có thể phục hồi. Một số tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm, gãy đốt sống hoặc khối u, thì có thể sẽ cần phẫu thuật.

Bên cạnh đó, bác sĩ thú y sẽ áp dụng các phương pháp vật lý như liệu pháp mát-xa, liệu pháp lạnh và nhiệt, liệu pháp từ tính và kích thích cơ và dây thần kinh để phục hồi. Trong quá trình điều trị chó se phải duy trì tập thể dục trong thời gian phục hồi chức năng hoặc hỗ trợ chó đi càng lâu càng tốt.

Nếu chó bị hạ bàn chân sau do bị thương tật vĩnh viễn chó sẽ được sử dụng các thiết bị hỗ trợ chân sau như dây khung chân hoặc xe đẩy hai bánh để giúp chó đi lại, vận động được.

Trong quá trình điều trị, chủ nuôi cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y, dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, cung cấp cho chó không gian sống thoáng mát, thoải mái, dành nhiều tình cảm, sự quan tâm chăm sóc cho chó trong giai đoạn này. Đừng quên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng cho chó, thực phẩm giàu canxi cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác.

Biện pháp phòng ngừa chứng hạ bàn chân sau ở chó

 + Trong thực đơn hàng ngày của chó, chủ nuôi có thể bổ sung thực phẩm chức năng liên quan đến canxi cho chó để hạn chế bệnh.

+ Cho chó đi lại, vận động, tập thể dụng thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về xương khớp

+ Cho chó ăn một chế độ cân bằng, lành mạnh, hạn chế cho chó ăn nhiều đồ chiên án, thực phẩm dầu mỡ, nhiều muối

+ Nên cho chó đi khám thường xuyên để sớm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, việc điều trị sớm sẽ có lợi cho chó.

+ Tiêm chủng cho chó định kỳ, kiểm soát ký sinh trùng xung quanh môi trường sống của chó

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Chó bị gãy chân: cách điều trị, chăm sóc

+ Chó bị gãy xương hàm phải làm sao?

Dấu hiệu gãy xương ở chó: nguyên nhân, điều trị

Dấu hiệu nhận biết nhất của chó dại, phòng bệnh dại

Chó bị bại liệt chân phải điều trị như thế nào?

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác