Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến

09/08/2022 16:35

Đặc điểm của loài chim yến, quá trình làm tổ của chim yến

Chim yến: đặc điểm, quá trình làm tổ chim yến

Tổ yến sở hữu giá trị dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe nhưng khá nhiều người chưa biết rõ về loài chim yến cũng như quá trình làm tổ chim yến. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về loài chim yến để có những kiến thức chuẩn xác nhất

Đặc điểm của loài chim yến

Chim yến nhìn bề ngoài khá giống với loài chim én nhưng chúng sở hữu bộ lông không đẹp bằng chim én, hót không hay, cơ thể nhỏ, cánh dài và nhọn, đuôi ngắn, mỏ hơi cong, lông ở lưng và bụng màu xám, lông và đuôi và ánh đen tuyền. Loài chim yến do có thân khá ngắn nhưng vuốt lại cong, sắc nhọn giúp chúng có thể bám vào các bề mặt thẳng đứng, hiểm trở như vách đá, bức tường, vách núi,...

Loài chim yến ưa thích sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới, ôn đới gió mùa. Tại Việt Nam chim yến phân bổ khắp mọi địa hình, không gian như: đảo, bán đảo, bãi triều, bãi bồi, ghềnh đá, rừng ngập mặn; cửa sông, bãi cát, các khu dân cư ven biển như: vịnh Hạ Long, Đồng Hới (Vĩnh Sơn, Hòn La), Quy Nhơn, Cù lao Chàm, Nha Trang, Phú Quốc, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu,...

Thức ăn của chim yến

Chim yến ăn chủ yếu là các loại côn trùng có kích thước nhỏ như ong kiến, ruồi, bọ, chuồn chuồn, bươm bướm đêm, châu chấu,...Do cấu tạo đặc biệt của loài chim yến nên khi chúng bắt mồi chúng bắt các loài côn trùng khi đang bay chứ không đậu xuống nơi nào đó để bắt mồi như các loài chim khác. Bên cạnh đó, loài chim yến có xu hướng tìm đến những cánh rừng, khu vực cây cối quen thuộc bởi tại đó số lượng các loài côn trùng sống trên cây rất là nhiều trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho yến

Quá trình làm tổ của chim yến

Loài chim yến sống chủ yếu ở vách đá, bờ tường nơi có thoáng gió, độ ẩm cao, vào thời điểm từ tháng 1-3 là thời điểm sinh sản của chim yến. Khác với các loài chim khác khi làm tổ thường chọn lông, cành cây, lá cây, rêu thì tổ của loài chim yến là dịch tiết ra từ nước bọt của chúng.

Khi chuẩn bị bước vào thời kỳ sinh sản những con chim yến đực sẽ kêu gọi chim yến cái về sống chung, sau đó cả hai sẽ cùng chung sức xây tổ nhằm phục vụ cho việc đẻ trứng, chăm sóc chim yến con sau này.

Bước vào giai đoạn sinh sản, tuyến nước bọt của chim yến bố mẹ sẽ phát triển mạnh, phình ra ở hai bên má. Chúng sẽ bắt đầu tiết nước bọt, dùng mỏ để kéo dài thành từng sợi sau đó con chim yến bố hoặc mẹ sẽ dùng sợi đó để bện thành tổ. Cứ mỗi đêm, chim yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ cho đến khi nào định hình thành chiếc tổ cứng cáp. Trong 1 đêm chim yến chỉ xây được 1mm tổ yến. Điều đáng nói ở đây là công việc này chắc hẳn là đau đớn. Bởi trong quá trình xây tổ, chúng phải nhắm mắt, xù lông, rất vất vả mới có thể tiết được nước bọt lên thành vách. Và kết hợp với hành động đập cánh liên tục. Vậy nên khi thu hoạch, chúng ta luôn thấy tổ yến có lẫn cả lông yến và bụi cát, nhưng giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao.

Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong khoảng 40-50 ngày, khi mà cả hai chim yến bố mẹ thay phiên nhau đi kiếm ăn, về nghỉ nơi. Nước bọt sau khi tiết ra, khoảng 2-3 tiếng sẽ khô cứng lại, càng gần đến thời điểm chim yến mẹ đẻ trứng thì công việc xây dựng tổ càng được đẩy nhanh, khi tổ được hoàn thành thì cũng là lúc chim yến cái tiến hành sinh nở.

Chúng sẽ nhảy lên mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ để tạo nơi đẻ trứng. Dấu hiệu cơ bản mà chúng ta có thể biết được rằng khi nào yến sắp đẻ trứng, đó là trong tổ có lớp xơ mướp, báo hiệu mùa sinh sản của yến đã bắt đầu.

Vị trí chọn xây tổ chim yến

Vị trí mà yến chọn để làm tổ thường là những vị trí đặc biệt. Nếu là ở hang đá thường là ở trong những khe, những nơi có chỗ bám. Còn ở nhà nuôi yến thì chúng ta cũng có thể nhận thấy là ở những nơi chắc chắn giúp cho tổ yến được cố định lâu dài. Các vị trí không bị lung lay hay dễ bị xâm nhập bởi những kẻ thù, những yếu tố xung quanh khác.

Cũng giống như nhiều loại chim khác, yến thường xuyên làm tổ nhiều lần ở cùng 1 vị trí đó. Hoặc tổ đó sẽ được định vị ở vị trí trí trong nhiều năm. Vì thế mà chiếc tổ này sẽ ngày càng to dần ra do sự bồi đắp của chim. Tuy nhiên, chúng ta nên thu hoạch tổ yến ở một thời gian nhất định. Không quá sớm cũng không để quá lâu, tránh ảnh hưởng đến chim yến cũng như chất lượng của tổ yến.

Hình dạng của tổ yến sào

Hình dạng của tổ yến có hình dáng như nửa chén trà, được úp dính chặt trên thành vách đá hoặc thành nhà nuôi yến.

Tổ yến gồm nhiều phiến lớp xếp chồng lên nhau. Bởi mỗi đêm yến lại quẹt một lớp đợi cho đến khi khô lại mới tiếp tục xây tổ.

Kích thước thì tổ chim yến khá đa dạng, không tổ nào giống tổ nào, chúng có nhiều kích cỡ lớn nhỏ với cùng một hình dáng tương đồng. Giá thành khác nhau ở tổ yến chính là cỡ tổ to cùng với độ sạch càng cao sẽ có giá cao hơn các loại tổ yến khác.

Tổ yến có lợi cho sức khỏe như thế nào

Nước bọt chim yến vô cùng có lợi cho sức khỏe con người, người mới ốm dậy, người vừa trải quan phẫu thuật,...Tùy thuộc vào các khoáng chất đa vi lượng từ các vách đá nơi chim làm tổ hòa tan vào chất dịch tương, tổ yến sẽ có màu sắc khác nhau như màu đỏ, màu hồng, màu trắng sáng, màu trắng xám hay màu đen. Khi ăn tổ yến đúng cách, đúng liệu lượng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

+ Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus

+ Ăn tổ yến theo đúng liệu lượng, phù hợp sẽ giúp ngủ ngon, sắc mặt hồng hào

+ Khi ăn yến sào giúp ngăn ngừa nếp nhăn và làm sáng da, dưỡng ẩm, chống lão hóa hiệu quả

+ Ăn tổ yến thường xuyên giúp cho giác mạc khỏe mạnh từ đó giúp đôi mắt khỏe hơn

+ Sức khỏe của xương cải thiện đáng kể sau khi tiêu thụ chiết xuất yến sào hàng ngày

+ Những người hệ tiêu hóa kém, người đang hồi phục bệnh, người mới ốm dậy ăn tổ yến chưng sẽ giúp người ốm hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

+ Những phụ nữ mang thai, sau khi sinh con ăn yến sào sẽ có lợi cho sức khỏe thai nhi trong bụng, phục hồi nhanh hơn sau khi sinh, giảm rụng tóc và sinh ra những đứa trẻ có làn da khỏe mạnh hơn, tăng cường sức khỏe, ngủ ngon hơn và cảm giác tràn đầy sức sống

+ Có lợi cho sức khỏe não bộ, bảo vệ thần kinh, phòng ngừa một số bệnh như Alzheimer, Parkinson, chấn thương não và đột quỵ

+ Khi trẻ nhỏ sử dụng tổ yến có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể trẻ em, tăng khả năng phản xạ thần kinh, tăng số lượng hồng cầu, đảm bảo trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những điều cần biết khi sử dụng tổ yến tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Ăn tổ yến bao lâu có tác dụng, cách chưng tổ yến đúng chuẩn tại nhà

Những sai lầm cần tránh khi ăn tổ yến gây hại cho sức khỏe

Cách phân biệt tổ yến thật và giả, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe

Cha mẹ cần lưu ý những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác