Chế độ ăn rất tốt cho người bệnh hen suyễn

17/10/2024 09:51

Người bệnh hen suyễn nên ăn thực phẩm gì

Người bệnh hen suyễn nên bổ sung những loại thực phẩm nào, tránh những loại thực phẩm nào trong chế độ ăn uống giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt hơn, cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Bệnh hen suyễn là một trong những bệnh lý hô hấp khá nhiều người mắc phải gây nên một số triệu chứng cho người mắc như: khó thở cơn chậm, có tiếng cò cử, hắt hơi, sổ mũi, tức ngực, ho khan, thở ra, cơn nặng hơn phải ngồi chống tay, há miệng thở, cơn có thể kịch phát hoặc liên tục, gần hết cơn khó thở giảm dần và ho khạc đờm trong, dính quánh, ho dai dẳng về đêm, khó thở,…

Để điều trị bệnh hen suyễn ngoài việc sử dụng thuốc, tránh các yếu tố nguy cơ, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh hen, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh hiệu quả. Do đó, trong thực đơn hàng ngày của người bệnh hen suyễn nên bổ sung các loại thực phẩm nào, hạn chế ăn các thực phẩm nào.

Thực phẩm tốt cho người bệnh hen suyễn

Các loại thực phẩm giàu vitamin C

Người bệnh hen suyễn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như dưa vàng, cam, bưởi, trái kiwi, súp lơ xanh và cà chua, kế, ớt chuông, cà rốt, ổi, cải bó xôi, khoai tây, khoai lang,…có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giảm triệu chứng thở khò khè, viêm mũi dị ứng nhờ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao.

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin D

Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích, dầu gan cá, nước cam, trứng, nấm, sữa, hải sản có vỏ, gan bò, sữa chua, đậu phụ, phô mai trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh hen suyễn. Các loại thực phẩm này có tác dụng giảm nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện chức năng phổi ở người mắc hen suyễn.

Thực phẩm giàu Omega-3

Các loại thực phẩm giàu omega-3 có tác dụng bảo vệ cơ thể, giảm tình trạng viêm, giảm tình trạng sưng viêm ở phần niêm mạc, đường hô hấp và hạn chế sự xuất hiện của các phản ứng dị ứng của cơ thể. Do vậy nên bổ sung các thực phẩm như cá hồi, cá nục, cá mòi, cá trích, hạt lanh, hạt hướng dương… trong thực đơn hàng ngày.

Thực phẩm giàu magie

Thực phẩm giàu magie có tác dụng kháng viêm và giãn cơ trơn, giảm tình trạng ho, khó thở của người bệnh. Một số thực phẩm giàu magie bao gồm: quả bơ, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, hạt bí, hạt điều, hạt giẻ, cà chua, chuối, atiso, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, các chế phẩm từ sữa, rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau khoai lang,…

Trái cây

Các loại trái cây họ cam quýt, quả mọng, nho, dâu tây, việt quất, nam việt quất, mâm xôi, dưa hấu, ổi, xoài, khế, dứa, chuối, dưa chuột, vải, nhãn, thanh long, măng cụt, chanh dây, chôm chôm, kiwi…có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh, giảm các cơn hen suyễn.

Thực phẩm giàu protein

Nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như phomai, sữa, trứng ít béo, các chế phẩm từ sữa, cá, thịt gà, thịt bò,… các loại thực phẩm này cung cấp nhiều đạm, vitamin, sắt, magie, mangan,… giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức đề khánghỗ trợ khả năng chữa lành, tái tạo mô của cơ thể.

Uống nước lọc, nước ép trái cây rau củ

Người bệnh hen suyễn nên uống đủ nước, bổ sung thêm nước ép trái cây rau củ giúp tránh tình trạng mất nước, làm loãng đờm, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các thực phẩm giàu vitamin A

Các thực phẩm giàu vitamin A như gan bò, gan động vật, dầu gan cá, khoai lang, cà rốt, đậu mắt đen, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, ớt, bí đỏ, trứng, sữa nguyên chất, các loại rau lá xanh đậm, dứa,.. có tác dụng cải thiện chức năng phổi và giảm các cơn hen suyễn.

Những thực phẩm người bệnh hen suyễn nên kiêng

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Người bệnh hen suyễn nên tránh ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng ong, một số loại hải sản, nhộng tằm, tôm, cua, cá,… Bởi những người bị bệnh khi ăn các thực phẩm này dễ khiến các cơn hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn nhiều muối muối như: thịt nguội, xúc xích, dăm bông, thịt xông khói… các loại thực phẩm này dễ gây ra tình trạng phù nề có ảnh hưởng xấu đến hô hấp của người bệnh

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen phế quản và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim, huyết áp.

Cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn

Cà phê, rượu, bia hay đồ uống có cồn là những thức uống có tính lợi tiểu, gây ra tình trạng mất nước cho các tế bào từ đó khiến cho dịch nhầy ở phổi trở nên đặc hơn, khó để khạc nhổ ra ngoài khiến cho người bệnh khó thở. Do đó, người bệnh hen suyễn nên tránh sử dụng cà phê, rượu bia, đồ uống có cồn trong quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Một số thực phẩm chứa nhiều đường như bánh mì, kẹo, bánh ngọt, mứt trái cây sẽ làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn, gây tắc nghẽn, khó thở.

Chất phụ gia trong thực phẩm

Các chất phụ gia như hương liệu, chất tạo màu, chất thực phẩm,…. cần hạn chế ăn. Khi ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất phụ gia sẽ khiến cho bệnh hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, suy giảm sức đề kháng. Do đó, người bệnh hen suyễn nên kiêng các loại đồ ăn chứa nhiều mì chính, phẩm màu, thức ăn được chế biến sẵn,…

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Thực phẩm rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ độ 2

Bị gan nhiễm mỡ nên kiêng đồ uống nào?

Bị gan nhiễm mỡ độ 2 nên tránh ăn gì

Những loại trà thảo mộc giúp ích cho người bệnh gan nhiễm mỡ

Những loại trái cây rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ

Bị gan nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm cho sức khỏe

Các bài tập có lợi cho người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1

Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống loại sữa nào?

Người bệnh gan nhiễm mỡ độ 1 nên uống loại đồ uống nào

Chế độ ăn có lợi cho người bị gan nhiễm mỡ độ 1