Cách uống đậu nành gây hại thận, tụt canxi cần bỏ ngay

28/11/2023 16:11

Những sai lầm khi uống nước đậu nành gây hại cho sức khỏe

Cách uống đậu nành gây hại thận, tụt canxi cần bỏ ngay

Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng khi uống đậu nành nếu mắc phải những điều này sẽ gây hại thận, tụt canxi. Để bảo vệ sức khỏe tránh gây hại cho thận cần bỏ ngay những thói quen dưới đây.

Nước đậu nành được làm từ đậu nành xay nên rất giàu protein, vitamin, cùng nhiều chất dinh dưỡng khác như magie, canxi, sắt, natri,…. Uống nước đậu nành có chứa nhiều chất xơ, ít cholesterol và axit béo bão hòa hơn nên rất có lợi cho việc giảm cân. Nhờ sở hữu isoflavone đậu nành có hoạt tính sinh học cao, cơ thể dễ hấp thụ, có thể tăng khả năng chống oxy hóa và ức chế các gốc tự do bên trong cơ thể.

Hàm lượng lecithin trong sữa đậu nành còn có thể làm giảm cholesterol bằng cách ức chế sự hấp thụ cholesterol ở ruột rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, đậu nành còn hỗ trợ cải thiện lượng đường trong máu, chống viêm, làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận mãn tính, tình trạng protein niệu ở bệnh nhân mắc bệnh thận đái tháo đường.

Ngoài ra, đậu nành có chứa nhiều omega 3, omega 6 tham gia trực tiếp vào hệ tuần hoàn giúp ngăn ngừa được các hiện tượng tích lũy cholesterol trên thành mạch máu, tắc nghẽn mạch máu hay các gốc tự do. Đậu nành còn chứa một lượng canxi vô cùng hữu ích cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương.

Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu uống không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể thậm chí gây tiêu chảy, đau bụng, nôn, hại thận, tụt canxi.

Những sai lầm khi uống nước đậu nành gây hại cho sức khỏe

Uống nước đậu nành thay nước

Do chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên nhiều người uống nước đậu nành thay nước lọc. Nhưng nếu tiêu thụ lượng lớn trong ngày thay cho nước sẽ gây ra gánh nặng cho thận.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên uống nước đậu nành không đường với lượng khoảng 400ml mỗi ngày không nên uống quá nhiều để tránh gây hại cho thận. Đồng thời đừng quên bổ sung protein từ các nguồn khác như hải sản, trứng, thịt... để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước đậu nành chưa nấu chín

Khi uống nước đậu nành tuyệt đối không uống khi chưa nấu chín. Bởi đậu nành chưa nấu chín có chứa saponin đậu nành, chất ức chế trypsin khi uống vào cơ thể có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy,…dẫn đến các triệu chứng ngộ độc.

Ngoài ra, không cho đường đỏ vào sữa đậu nành vì đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic… khi kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.

Uống nước đậu nành khi bụng đói vào bữa sáng

Nước đậu nành một trong những lựa chọn tốt để tăng cơ giảm mỡ nên một số người muốn bổ sung protein, giảm lượng calo nạp vào nên quyết định uống sữa đậu nành khi bụng đói. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sẽ làm giảm tác dụng hấp thụ protein của cơ thể.

Nếu uống nước đậu nành khi bụng đói, protein sẽ được chuyển thành calo, tiêu thụ. Do đó, tốt nhất nên uống sữa đậu nành cùng với các thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, bánh bao…). Bởi protein có thể điều chỉnh các chức năng sinh lý cũng như xây dựng và sửa chữa các mô.

Ngoài ra, có thể kết hợp sữa đậu nành với các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt như khoai lang, ngũ cốc và bánh bao ngũ cốc để bổ sung axit amin còn thiếu và giúp lượng protein được nạp vào đầy đủ hơn, tốt hơn.

Thay hoàn toàn sữa tươi bằng sữa đậu nành

Hàm lượng canxi trong 100g sữa đậu nành chỉ khoảng 14mg, trong khi hàm lượng canxi trong 100g sữa nguyên chất là 104mg. Do đó nếu thay thế hoàn toàn sữa tươi  bằng sữa đậu nành có thể gây tụt canxi cho cơ thể. Để đảm bảo lượng canxi cho cơ thể nên uống thêm sữa cũng như các thực phẩm khác như sữa chua, sữa chua, phô mai,  các loại rau có màu xanh đậm, đậu và hạt vừng đen,…tránh tình trạng thiếu hụt canxi.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những đối tượng nào không nên uống sữa đậu nành

Tác dụng của một ly sữa đậu nành đối với tim mạch như thế nào?

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột