Cách khắc phục lan bị héo nụ đúng chuẩn
Nguyên nhân gây ra hoa lan bị héo nụ, thối nụ, cách khắc phục lan bị héo nụ, thối nụ
Cách khắc phục lan bị héo nụ đúng chuẩn
Trong quá trình ra nụ, nở hoa của hoa lan vì một số nguyên nhân khiến lan bị héo nụ, thối nụ khiến nhiều người trồng lo lắng. Khi lan bị héo nụ, thối nụ cần phải khắc phục như thế nào?
Nguyên nhân gây ra hoa lan bị héo nụ, thối nụ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây tình trạng hoa lan bị héo nụ, thối nụ. Có thể hoa lan bị héo nụ do một trong những nguyên nhân dưới đây:
+ Những chậu lan mới mua về từ các cửa hàng, trang trại nuôi lan đã có hoa nhưng do sự thay đổi môi trường sống đột ngột như nhiệt độ, ánh sáng quá yếu hoặc quá mạnh khiến cho hoa lan bị héo nụ.
+ Chậu lan đặt gần các khu vực như máy lạnh hay quạt thổi thẳng vào, môi trường không khí ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, khói động cơ, khí Metan… cũng có thể sẽ làm cho cây lan bị héo nụ
+ Chế độ nước tưới cho lan chưa hợp lý, tưới quá nhiều nước gây ứ đọng nước sẽ phát triển nấm khuẩn gây thối chồi nụ từ trong vỏ.
+ Khi tưới nước cho lan người trồng phun nước vào hoa và nụ hoa khiến cho nụ hoa bị nhiễm trùng và héo, thối.
Nếu nước ứ đọng ở rễ lan sẽ làm thối rễ và không còn có thể hút nước nuôi cây được, lúc này nụ hoa sẽ rụng, lá sẽ mềm nhũn và nhăn nheo. Ngoài ra, nếu bạn dùng nước lạnh để tưới cũng sẽ gây sốc và làm rụng nụ.
+ Một số loài côn trùng gây hại cho hoa lan như rệp, bọ trĩ, ruồi vàng tấn công và làm rụng nụ hoặc biến dạng hoa sau khi nở
Dấu hiệu nhận biết hoa lan bị héo nụ, thối nụ
+ Khi hoa lan bị héo hụ, thối nụ dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất chính là các nụ hoa còn non bị teo dần lại, khô héo và rụng rất sớm, thậm chí có những nụ hoa lan bị thối đen khi vẫn còn trong lưỡi mèo
+ Một số nụ hoa lan lớn có xuất hiện đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được lại có những hư hại trên cánh hoa, hoa không đẹp.
+ Bệnh thường gặp ở trên dòng lan Cattleya, Dendro và Hồ điệp.
Hướng dẫn cách khắc phục lan bị héo nụ, thối nụ
Khi phát hiện lan bị héo nụ nên sử dụng kéo đã được khử khuẩn cắt bỏ các nụ bị héo, thối nụ để dinh dưỡng của cây tập trung vào nuôi những nụ hoa và bông hoa tươi khác.
Nếu lan bị héo nụ do thay đổi môi trường sống người trồng cần đảm bảo các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chế độ nước tưới hợp lý, tăng cường bổ sung Kali giúp cây giữ nước, tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu trước những bất lợi của môi trường đồng kết hợp với Magie giúp quá trình vận chuyển nước trong cây được tốt hơn. Bên cạnh đó di chuyển lan đến những vị trí hợp lý, ánh sáng phù hợp.
Bổ sung thêm cho hoa lan các loại phân hữu cơ tan chậm như phân trùn quế viên nén, phân dê rải gốc, kết hợp cùng phân bón lá Đầu trâu Spray 3, Đầu trâu MK901, Powerfeed, Chrysal… phun định kỳ 7 - 10 ngày/ lần để duy trì dinh dưỡng ổn định cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn, kháng được một số loại bệnh hại.
Khi phun những loại phân bón kích thích nên hạn chế phun vào hoa, chỉ phun phần lá và rễ.
Nếu chẳng may bạn thấy lưỡi mèo của hoaa lan có dấu hiệu màu vàng nâu hãy bóc xé lưỡi mèo, để tránh thối cả nụ hoa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả chậu hoa.
Trường hợp hoa bị héo nụ do vi khuẩn, nấm bệnh tấn công hãy sử dụng các loại thuốc đặc trị như Aliette, Antracol…, nếu do nấm thì phun Physan lạnh, Starner…
Trường hợp nụ hoa bị héo do các loại côn trùng như bọ trĩ, rầy, rệp... sử dụng các loại thuốc như SK Enspray, Comda, Confidor, Yamida…Nên tiến hành phun thuốc trị các loại côn trùng vào lúc chiều tối sau khi tắt nắng để đạt hiệu quả cao nhất.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Lan bị sốc phân bón: cách xử lý, phòng ngừa chuẩn xác
+ Lan bị sốc thuốc (ngộ độc thuốc) xử lý như thế nào?
+ Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý
+ Vì sao lan không ra hoa, cách khắc phục hiệu quả
+ Cây lan bị vàng lá: nguyên nhân, khắc phục hiệu quả nhất
Suckhoecuocsong.vn/TH