Cách huấn luyện ngựa chạy kiệu, chạy đại
Hướng dẫn phương pháp huấn luyện ngựa chạy kiệu, huấn luyện ngựa chạy đại (ngựa phi), cách lên xuống ngựa an toàn
Cách huấn luyện ngựa chạy kiệu, chạy đại
Việc huấn luyện ngựa chạy kiệu, chạy đại (ngựa phi) giúp cho ngựa có được sức mạnh, kỹ thuật, hạn chế sai sót có thể xảy ra trong quá trình thi đấu đua ngựa, cũng như giành được điểm cao khi thi đấu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách huấn luyện ngựa chạy kiệu, chạy đại.
Trước khi bắt đầu huấn luyện, người huấn luyện nên làm quen với ngựa, giao tiếp với ngựa cũng như có các hành động tiếp xúc, vuốt ve ngựa, vỗ vào cổ nó, nhìn vào mắt nó, nói những lời yêu thương để chúng dần quen với sự xuất hiện của bạn. Khi mới bắt đầu hãy kiên nhẫn huấn luyện ngựa, không nên sử dụng hình phạt thường xuyên, kỹ thuật khắc nghiệt nếu thấy con ngựa không chịu nghe lời của bạn, chúng sẽ tạo ra kết quả như bạn mong muốn.
Có thể trong thời gian đầu huấn luyện, ngựa thiếu tin tưởng người huấn luyện, cảm thấy rụt rè khi bạn đến gần chúng. Do đó, người huấn luyện nhất định phải giúp ngựa vượt qua sự nhút nhát, gần gũi và có kết nối với người huấn luyện nhiều hơn. Nếu một con ngựa làm theo những mệnh lệnh, yêu cầu hãy cho chúng phần thưởng, thực hiện các hành động hấp dẫn đối với nó. Điều này sẽ dần dần làm tăng sự tự tin của con ngựa và tạo mối quan hệ tốt với người điều khiển.
Dắt ngựa
Khi đưa ngựa vào sân tập luyện, thao tác dắt ngựa của người huấn luyện phải thực hiện nghiêm túc ngay từ động tác ban đầu. Người huấn luyện ngựa đi bên trái của ngựa, đi ngang tầm mắt ngựa không đi dưới tầm mắt của ngựa. Tư thế dắt ngựa đoàng hoàng, đi đứng chững chạng không tạo các thao tác và tiếng động đột ngột khiến cho ngựa giật mình sợ hãi gây nguy hiểm cho người huấn luyện. Hai tay giữ cương chắc chắn, không quấn dây cương vào cổ tay khi dắt ngựa, tay trái cầm trong cách hàm thiết từ 10-15cm, tay phải cầm ngoài.
Vận động thường ngày
Việc duy trì vận động thường ngày đối với huấn luyện ngựa là điều rất cần thiết, động tác huấn luyện thường ngày sẽ hỗ trợ cho ngựa thuần thục khi tập cưỡi, kéo, chạy.
Vận động trong vòng sân chơi của ngựa:
Sân chơi của ngựa được thiết kế trên nền cát rộng khoảng 20m2, ngựa thả trong sân chơi được nài ngựa huấn luyện bằng việc dùng roi tập cho ngựa chạy tròn trong vòng sân, với thời gian chạy từ 15-20 phút/đợt, chạy từ chậm đến nhanh dần và giảm tốc độ trước khi ngựa dừng lại.
Vận động vòng tại bãi huấn luyện ngựa:
Bãi huấn luyện ngựa được thiết kế rộng, hình tròn có 1 trụ ở giữa, bán kính vận động có thể được thiết kế từ 10-15 phút tùy theo địa hình, dây vận động 1 đầu khống chế quay quanh trục vận động, đầu ngoài buộc vào cổ ngựa hoặc cương ngựa, khi vận động được chạy vòng theo chiều kim đồng hồ, thời gian vận động chỉ từ 25-30 phút là đủ, tốc độ vận động từ chậm đến nhanh dần và chậm dần cho đến trước khi dừng vận động. Người huấn luyện đứng ở giữa có roi vận động để điều kiểu ngựa.
Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp thời gian vận động trong ngày nên từ 8-10 giờ sáng, còn vào mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao ngựa cần vận động sớm từ 5-7 giờ sáng là hợp lý, không cho ngựa vận động quá lâu dưới thời tiết nắng nóng.
Cách đóng yên cương ngựa
Cách đóng lồng đầu, hàm thiết dây cương bằng cách tay phải cầm dây chỏm của lồng đầu và dây cương đưa lên phía trước tai ngựa, tay phải cầm chắc hàm thiết đưa vào giữa hai hàm răng, dùng hai ngón tay cái và tay trỏ bóp khẽ để ngựa há miệng đưa hàm thiết vào, đóng dây lồng đầu và dây hàm thiết cho chắc chắn, dây trán được đóng đúng vị trí. Khi tháo ra trình tự tháo ngược lại với khi đóng, khá đơn giản và dễ thực hiện.
Trước khi đóng yên ngựa, người huấn luyện cần phải điều chỉnh dây bàn đạp cho vừa với cỡ chân của mình. Việc đo bàn đạp cho vừa cỡ chân của mình bằng cách đo dây bàn đạp từ yên đến hết bàn đạp bằng từ bàn tay đến nách của mình.
Người đóng yên đứng bên trái của ngựa không đứng phía sau của ngựa. Khi đóng yên cần dùng tay tiếp xúc với lưng ngựa để ngựa quen với động tác trên lưng không làm ngựa giật mình, sợ hãi gây nguy hiểm cho người huấn luyện. Xô đệm lót, đệm lót lên trước và chỉnh cho ngay ngắn trên lưng ngựa, đặt tiếp yên lên trên, trong quá trình đặt yên nên nhẹ nhàng vắt lá thí qua trước rồi nhẹ nhàng đưa yên qua lưng ngựa, không để xô đệm lót. Cầu nối trước yên cách gồ cao nhất trên lưng ngựa từ 3-5cm là phù hợp. Dây thang đái được đóng 2 dây, lấy dây thăng đái chú ý dùng chân kéo dây sang không được cúi xuống bụng để lấy sẽ không an toàn, đóng dây trước sau đóng dây tiếp theo, nếu chưa vừa phải chỉnh, sau khi đóng xong chỉ cần cho 4 ngón tay vào khe dây với sườn ngựa vừa là được.
Khóa dây khống chế ức và đuôi của ngựa. Hai dây này sẽ được khá sau vùng để yên không dịch chuyển trước và sau, dây ức phải được đóng vào trước tần ức phàn nở nhất, dây đuôi cho vào hốc đuôi, không để dây căng quá. Khi tập luyện xong tháo yên ngựa bằng cách phần nào lắp sau tháo trước và ngược lại.
Huấn luyện ngựa có tải
Đối với những con ngựa chưa được huấn luyện có tải phải được nâng dần bằng nhiều phương pháp có thể thực hiện: Ngựa lắp yên, thành thục động tác, tiến hành đưa tải lên lưng ngựa bằng việc đưa ngựa vào giá, ngồi tư thế chậm dần người để trọng lượng xuống dần, đến khi ngựa chịu tải ta ngồi nhún người để ngựa chịu lực nặng hơn. Thời gian để tải trong khoảng từ 30-50 phút. Khi ngựa chịu, người huấn luyện dắt ngựa đi khi có tải trọng ở trên.
Hướng dẫn cách lên xuống ngựa đúng, an toàn
Trước khi lên ngựa hãy tiến hành kiểm tra lần cuối các dụng cụ yên, cương, bàn đạp chắc chắn hay chưa, dây cương sửa cho cân đối, nếu dây quá dài phải thắt lại đoạn giữa cho đến ngang chấm phần đuôi yên. Nếu chưa hãy điều chỉnh lại, việc này giúp an toàn cho người cưỡi khi huấn luyện ngựa.
Thao tác lên ngựa:
Tay trái cầm cương bám chắc vào cầu trước yên và giữ cả dây cương cho căng đều đề phòng trường hợp ngựa chạy, tay phải giữ bàn đạp để cho chân trái vào bàn đạp, chân để 1/3 vào bàn đạp, sau đó giữ tay vào cầu nối sau của yên để lên ngựa. Khi lên ngựa phải kết hợp lực bật của chân phải, sức đạp chân trái và sức đu của hai tay nhịp nhàng khi lên ngựa
Thao tác xuống ngựa:
Tay trái nắm chắc cầu nối trước, nhổm mông đưa tay phải cắm đầu nối sau. Trụ lực nặng hơn về chân trái, nâng người để đưa chân phải qua lưng ngựa, khi xuống ngựa, chân phải đặt xuống đất trước.
Hướng dẫn phương pháp huấn luyện ngựa chạy kiệu
Khi lên ngựa tư thế ngồi trên lưng ngựa phải ngay ngắn, nghiêng người về phía trước 45-50 độ, hai đùi khép chặt vào sườn ngựa, đùi và bắp chân hơi căng để tọng lực một phần dồn lên bàn đạp, hai tay giữ cương căng vừa phải. Nếu có roi ngựa không được đưa về trước ngựa, gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của ngựa, khiến ngựa sợ hãi, giật mình gây nguy hiểm cho người cưỡi ngựa.
Đường chạy cho ngựa nước kiệu ta thiết kế đường đua tại các bãi có thảm cỏ, đường đất mịn, đường chạy phối hợp giữa dạng pha vôi cát, độ cong đường không được gấp khúc phải cong các góc hình bán nguyệt, góc cong có độ dốc vào 10%, mặt rộng của đường từ 10-15, tùy theo đôi ngựa có thể tập luyện.
Chạy kiệu là nước chạy chậm, người ngồi trên lưng ngựa chạy kiệu hai chân chạy chéo nhau như ngựa đi nhưng tốc độ nhanh không có thời gian dừng của cả 4 chân trên đất. Người ngồi trên lưng ngựa hơi nghiên về phía trước 35-40 độ, hai tay giữ cương vừa phải, bám lấy bờm ngựa hoặc cầu yên trước, hôi nhổm mông đưa trọng lực vào hai chân. Thực hiện các hiệu lệnh quen thuộc như tiếng động, huýt sáo,… để cho ngựa nhận lệnh khiển, cho ngựa chạy kiệu sang đi bộ và dừng tập.
Sau khi chạy xong cơ thể ngựa tăng nhiệt độ, nhịp tim tăng, nhịp thở nông và tăng, tất cả các thay đổi sinh lý cần được cân bằng trở lại. Do đó, ngựa sau khi chạy nước kiệu không cho ngựa đứng nghỉ ngay mà hãy cho ngựa có thời gian vận động nhẹ rồi cho ngựa nghỉ hôi phục. Khi nghỉ không được tháo yên ngay mà phải vắt dây bàn đạp lên trên yên, để ngựa nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10-20 phút rồi tháo yên. Hãy theo dõi các biến động của ngựa về trạng thái, đi ngoài,…không để ngựa lăn, nằm ngay.
Huấn luyện ngựa chạy đại (ngựa phi)
Ngồi lên lưng ngựa chạy đại bằng cách hai chân trước cất lên bổ cao vươn mình về trước, hai chân sau đạp đẩy thân về trước tạo tạo cho ngựa lao nhanh, cả hai chân trước cất đều, cả hai chân sau cất đều, có thời gian không cho chân chạm đất.
Người ngôi lên lưng ngựa nghiêng về trước với góc 25-30 độ, hai tay giữ cương căng, cân, bám lấy bờm ngựa hoặc cầu yên trước, nhổn mông dưa trọng lực vào hai chân. Thực hiện các khẩu lệnh quen thuộc như tiếng động, huýt sáo,… để cho ngựa nhận lệnh điều khiển trên đường đua hoặc chuyển trạng thái chạy
Phối hợp nhịp nhàng dật cương hất lên, hai đùi kẹp chặt ngang sườn ngựa, dùng gót chân thúc bụng ngựa để ngựa tăng tốc chạy nhanh, hoặc một tay giữ cân hai dây dương dật cho ngựa chạy, một tay sử dụng roi ngựa để thúc ngựa tăng tốc.
Đưa ngựa vào đường cua, người huấn luyện căng bên cương phía cần vào đường cong, lỏng cương phía đối diện, đén khi hết đường cong ta chuyển hai dây cương cân bằng. Khi cho ngựa dừng chạy, người huấn luyện phát tín hiệu, kéo dây cương gì mõm ngựa xuống ngựa sẽ giảm chạy nước đại sang chạy kiệu và đi bộ và cuối cùng là dừng ngựa.
Sau khi chạy xong cơ thể ngựa tăng nhiệt độ, nhịp tim tăng, nhịp thở nông và tăng, tất cả các thay đổi sinh lý cần được cân bằng trở lại. Do đó, ngựa sau khi tập luyện xong không cho ngựa đứng nghỉ ngay mà hãy cho ngựa có thời gian vận động nhẹ rồi cho ngựa nghỉ hôi phục. Khi nghỉ không được tháo yên ngay mà phải vắt dây bàn đạp lên trên yên, để ngựa nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10-20 phút rồi tháo yên. Hãy theo dõi các biến động của ngựa về trạng thái, đi ngoài,…không để ngựa lăn, nằm ngay.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch khỏe mạnh, phát triển tốt
+ Những bệnh thường gặp ở ngựa, cách điều trị
+ Tránh nguy hiểm khi ngựa lồng lên khi cưỡi ngựa
+ Những điều cần nhớ khi huấn luyện ngựa
+ Kinh nghiệm nuôi ngựa bạch sinh sản, kỹ thuật phối giống
Suckhoecuocsong.vn/TH