Cách bảo quản khoai tây tránh sản sinh độc tố cần nhớ
5 điều quan trọng cần nhớ khi bảo quản khoai tây
Cách bảo quản khoai tây tránh sản sinh độc tốt cần nhớ
Khoai tây sở hữu nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nhưng nếu bảo quản khoai tây sai cách sẽ khiến khoai tây bị biến chất, sản sinh độc tố gây hại cho sức khỏe
Khoai tây được biết đến là loại thực phẩm phổ biến tại Việt Nam cùng nhiều nước trên thế giới. Khoai tây chứa hàm lượng vitamin C rất cao, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây bệnh từ môi trường, làm đẹp da, kích thích sản sinh collagen và ngăn ngừa ung thư. Vitamin D có trong khoai tây giúp tăng sự hấp thụ canxi của cơ thể, từ đó phòng ngừa và điều trị còi xương, loãng xương, kích thích hệ miễn dịch kích hoạt các chức năng phòng vệ, tiêu diệt các tế bào ung thư,...
Bên cạnh đó, khoai tây rất giàu magie, khi ăn thường xuyên khoai tây giúp tinh thần thư giãn và chống căng thẳng. Ngoài ra, khoai tây còn mang lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể như: điều hòa nhịp tim, có lợi cho hệ thần kinh, ổn định đường huyết, tăng cường thị lực và chức năng hệ miễn dịch, phòng ngừa thoái hóa,...
Mặc dù sở hữu nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng nếu như bảo quản sai cách rồi tiêu thụ có thể khiến nó trở thành thực phẩm gây ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết một số củ khoai tây do bảo quản không đúng cách xuất hiện tình trạng nảy mầm, chuyển sang màu xanh nếu ăn phải sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bởi khi khoai tây mọc mầm, chuyến sang xanh hàm lượng glycoalkaloid nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều hợp chất này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu tiêu thụ ít dẫn đến tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, cơ thể mệt mỏi. Nếu phụ nữ đang mang thai ăn khoai tây mọc mầm có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Để đảm bảo an toàn, tránh sản sinh độc tố khi bảo quản khoai tây cần lưu ý những điều sau để tránh lãng phí thực phẩm hoặc gây hại cho sức khỏe.
5 điều quan trọng cần nhớ khi bảo quản khoai tây
Không "Niêm phong" khoai
Khi bảo quản khoai tây cần nhớ không niêm phong, bảo quản khoai tây ở bọc kín, hộp đựng, túi nilon. Khoai tây cần có sự lưu thông không khí để tránh tích tụ độ ẩm gây mốc, nảy mầm mà nên cho vào túi giấy, bao tải hoặc rổ rồi mở ra.
Tránh tiếp xúc ánh nắng
Ánh sáng đỏ, xanh lam trong ánh sáng mặt trời sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp và tích lũy solanine, phá hủy trạng thái ngủ đông của nó và thúc đẩy sự hư hỏng của khoai tây. Do đó khi bảo quản khoai tây nên tránh để khoai ở những nơi ánh nắng mặt trời, nên để nơi thoáng mát
Không để khoai tây trong tủ lạnh
Không nên bảo quản khoai tây trong ngăn mát của tủ lạnh. Khoai tây thích hợp được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát. Nếu để trong tủ lạnh khi nhiệt độ quá thấp sẽ chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường, khi nấu chín sẽ chuyển sang màu đen chỉ trong vài tuần
Bên cạnh đó, củ khoai tây có solanine, hầu hết được lưu trữ trong thân, lá của khoai tây, chỉ một lượng nhỏ được tìm thấy trong vỏ củ và mắt của chồi. Không khí ở nhiệt độ thấp bên trong ngăn mát của tủ lạnh sẽ khiến khoai tây dễ sinh ra solanine hơn.
Tuy nhiên, nếu muốn bảo quản khoai tây trong tủ lạnh, chúng ta có thể bóc vỏ trước và ngâm nó vào nước sôi, có thể bảo quản được 3-4 ngày.
Không nên rửa khoai tây
Đừng nên rửa sạch lớp bụi bẩn, bùn đất bên ngoài của vỏ khoai tây bởi nó sẽ làm gia tăng sự phát triển của nấm và vi khuẩn từ đó dễ gây mốc, gây thối hỏng nhất là trong điều kiện thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều.
Không để chung với hành tây
Bảo quản khoai tây không nên đặt chúng chung với hành tây do khoai tây được kích thích nảy mầm do chất ethylene từ hành tây giải phóng trong quá trình bảo quản.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
Những loại rau củ nào không nên ăn phần vỏ
Cách nấu món thịt kho khoai tây vừa ngon vừa đỡ ngán
Bí quyết xóa rạn da hiệu quả từ thiên nhiên
Đánh bay quầng thâm, bọng mắt với 9 mẹo cực đơn giản
Suckhoecuocsong.vn