Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến

17/08/2022 11:06

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè, thằn làn gây hại trong nhà yến hiệu quả nhất

Bí quyết phòng trừ tắc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến

Thằn lằn, tắc kè khi bò vào trong nhà nuôi chim yến chúng sẽ ăn cắp trứng, cắn chết chim yến con gây thiệt hại lớn cho người nuôi chim yến. Làm thế nào để phòng trừ tắc kè, thằn lằn cho nhà nuôi chim yến hiệu quả

Tắc kè, thằn lằn xâm nhập vào nhà nuôi chim yến chúng ăn hết các trứng có trong tổ chim yến thậm chí cắn chết các chim yến con trong tổ khiến cho chim yến bố mẹ cảm thấy không còn an toàn liền bỏ đi tìm nơi sinh sống khác gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi chim yến

Thường tắc kè, thằn lằn thích ăn các loài các loài côn trùng nhỏ như: dế, cào cào, sâu bọ… nhưng khi chúng chui vào được bên trong nhà nuôi chim yến sẽ trở tính đi ăn cắp trứng và cắn chết chim yến. Đặc thù của chúng có kích thước khá nhỏ, rất giỏi lẫn trốn trong các hang hốc nhỏ, thích sống về đêm nên người nuôi tiêu diệt tắc kè, thằn lằn trong nhà yến rất khó khăn, dễ kinh động đến chim yến đang nghỉ ngơi, gây xáo trộn đàn yến.

Các nhà nuôi chim yến thường được thiết kế có các khe hở để thu hút chim yến nhưng đây cũng chính là nguyên nhân duy nhất để thằn lằn, tắc kè chui vào bên trong nhà nuôi yến, gây nguy hiểm đến đàn chim yến. Để phòng ngừa, tiêu diệt hiệu quả tắc kè, thằn lằn gây hại cho chim yến hãy áp dụng một số bí quyết dưới đây được các người có kinh nghiệm nuôi yến lâu năm mách bảo

Kinh nghiệm phòng trừ tắc kè, thằn làn gây hại trong nhà yến hiệu quả nhất

Bịt kín lỗ thông hơi và khe hở của nhà yến

Biện pháp đầu tiên là bà con nên bịt kín các lỗ thông hơi xung quanh nhà yến bằng các loại lưới lỗ nhỏ cho tắc kè không thể chui qua và tốt nhất là nên nhỏ đến mức thằn lằn cũng không thể chui vào. Các khe hở ở cửa ra vào cũng nên được trám lại kỹ càng dù là nhỏ nhất nhé bà con. Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh, nếu chúng ta làm tốt khâu này rồi bà con sẽ không cần phải tốn công bắt và tiêu diệt tắc kè cũng như các loài động vật khác phá hoại trong nhà yến nữa.

 Lắp đặt mái chống tắc kè, thằn lằn

Lắp đặt mái chống các loài như thằn lằn, tắc kè, rắn xung quanh tường nhà nuôi yến được nhiều người lựa chọn để phòng trừ các loài này chui vào bên trong nhà yến, gây hại cho đàn nuôi yến.

Mái chống tắc kè khá đơn giản, cách mặt đất khoảng chừng 2 đến 3m, chúng ta lấp thêm 1 mái tole, nghiêng 45 độ, đưa ra ngoài chừng khoảng 20 cm, bao quanh tường nhà yến như vậy sẽ ngăn ngừa rất tốt các loài động vật phá hoại từ bên ngoài bò vào nhà yến

Bởi khi các loài tắc kè, thằn lằn, rắn bò lên tường, xâm nhập vào bên trong nhà nuôi yến, trong quá trình bò lên, chúng sẽ dụng phải mái tôn thì phải bò ra ngoài để tiếp tục đi lên, nhưng mái tôn khá trơn, có nhiệt độ rất nóng vào ban ngày nên chúng sẽ bò ra mép ngoài sẽ bị rớt xuống do mất thế bò.

Dùng lưới giăng sát tường

Để phòng ngừa tiêu diệt tắc kè, thằn lằn có thể sủ dụng lưới giăng ở mép tường gần nền nhà, nơi tắc kè thường đi lại nhiều và treo thêm vài con mồi sống như dế, cào cào, châu chấu… để nhanh bắt được tắc kè một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khi giăng lưới sát tường cần lưu ý giăng lưới tránh xa những khu vực yến bay, để tránh chim yến mắc vào lưới giăng

Dùng đèn chớp nháy thay cho đèn led sáng liên tục

Thay vì sử dụng đèn led sáng liên tục để thắp sáng xung quanh nhà nuôi chim yến hãy thay thế bằng đèn chớp nháy. Bởi những đèn led sẽ thu hút bởi các con côn trùng như bướm, ruồi, muỗi,...khiến thu hút các loài tắc tè, thằn lằn đến kiếm ăn, sau đó ở lại nhà nuôi chim yến ăn ăn trứng chim, chim non, thậm chí là cắn chết cả chim lớn

Câu tắc kè

Để tiêu diệt tắc kè có thể sử dụng lưỡi câu mắc dế sống khi câu tắc kè cần phải móc mồi sống vì tắc kè không ăn mồi chết, để gần đèn bắt cú hoặc các chỗ phát hiện tắc kè thường xuất hiện để câu tắc kè và các loài phá hoại khác

Dùng thuốc diệt thằn lằn, tắc kè

Thuốc diệt thằn lằn, tắc kè có chứa chất Akative, độc tính cao, thằn lằn, tắc kè ăn vào là sẽ bị chết ngay. Thuốc diệt thằn lằn, tắc kè có dạng mồi khô, dùng trực tiếp không cần pha, trộn. Người nuôi chim yến có thê đặt mồi tại nơi tắc kè, thằn lằn thường đi qua, sau khi tiếp xúc chúng sẽ chết và khô xác mà hông gây thối rửa, ủng xác, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Khi lựa chọn giải pháp này bạn cần nghiên cứu thật kỹ về sản phẩm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến chim yến trong nhà, sức khỏe

Dọn dẹp môi trường bên trong, bên ngoài nhà yến

Để phòng trừ hiệu quả tăc kè, thằn lằn gây hại cho nhà nuôi chim yến chúng ta cần phải luôn vệ sinh, lau chùi tường nhà, sàn nhà hay các thiết bị hỗ trợ điều khiển nhà yến, thường xuyên quét dọn phân chim, lông chim dưới nền nhà nuôi yến tạo môi trường sạch sẽ hạn chế các loài tắc tè, thằn lằn đến

Bên cạnh đó, hãy dọn dẹp quang bụi cây rậm rạp xung quanh nhà nuôi yến để tạo môi trường thoáng mát, sạch sẽ và thiên địch không có cơ hội tiến gần đến nhà yến. Cách nhà nuôi chim yến khoảng 5m, nên rải một ít bột vôi, hoặc sử dụng thuốc Solfac để tiêu diệt côn trùng như mối, gián, kiến

Dùng sóng âm đuổi thằn lằn, tắc kè

Sử dụng sóng âm đuổi thằn lằn, tắc kè được nhiều người áp dụng, sử dụng sóng âm có tần số thấp nên an toàn tuyệt đối với người tiêu dùng và thân thiện hơn với môi trường trong nhà yến, không gây ảnh hưởng đến chim yến. Tuy nhiên, hãy thực hiện biện pháp này sau khi chim yến rời tổ đi ăn và trước khi chim yến về để hạn chế rủi ro.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Vì sao chim yến không vào nhà nuôi yến, cách khắc phục hiệu quả nhất

Bật mí cách tạo mùi nhà yến thu hút chim yến đến sinh sống làm tổ

Những điều cần biết khi chăm sóc chim yến hót

Bí quyết đuổi chuột khi nuôi chim yến hiệu quả nhất

Tổ yến giúp ‘cải lão hoàn đồng’

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Bí quyết trấn tĩnh mèo trong kỳ động dục hiệu quả

Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý

Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh

Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết

Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?

Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột

Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột

Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào

Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn

Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác