Bệnh thán thư trên cây hoa hồng phải phòng trừ như thế nào?

15/09/2021 16:15

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên hoa hồng, cách điều trị bệnh thán thư trên hoa hồng

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng phải phòng trừ như thế nào?

Bệnh thán thư là một trong những bệnh hại mà hoa hồng thường hay gặp phải trong quá trình sinh trưởng của cây. Bệnh hại trên các bộ phận của cây hoa hồng gồm lá, chồi non, thân. Khi bệnh nặng các mô bệnh khô chết làm rách lá nên mép lá bị bệnh có thể bị khuyết ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá cây. Khi cây hoa hồng bị bệnh thán thư cần điều trị, phòng như thế nào?

Bệnh thán thư ở cây hoa hồng là gì?

Bệnh thán thư trên cây hoa hồng là một trong những bệnh hại mà hoa hồng thường gặp phải, bệnh thán thư có thể gây hại trên các bộ phận của hoa hồng như: lá, cành, chồi non, nụ hoa. Bệnh thường hại trên lá hóa hồng nhất là các loại hoa hồng dại. Thời gian đầu trên lá của hoa hồng xuất hiện những đốm lựa thưa hoặc các đốm hợp lại thành đám bắt đầu từ rìa mép lá hoa hồng, sau một thời gian ngắn chúng lan vào bên trong theo đường vòng cung, những lá hoa hồng bị bệnh ở giữa phiên lá thì vết bệnh thường có hình tròn, màu nâu xung quanh viền mầu nâu đỏ, trên vết bệnh hình thành các điểm đen nhỏ li ti đó là đĩa cành của nấm gây bệnh. Khi hoa hồng bị bệnh nặng không được phát hiện xử lý kịp thời các mô bệnh khô chết làm rách lá nên mép lá bị bệnh, lá bị vặn vẹo, xoắn cong ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá cây.

Bệnh thán thư lan truyền chính là thông qua các bào tử. Khi một cây hoa hồng bị nhiễm bệnh nó sẽ tạo ra các bào tử có thể được phân phát bởi gió, nhanh chóng lan truyền từ cây này sang cây khác khiến cho cả vườn hồng của bạn bị nhiễm bệnh thán thư. Bên cạnh đó, các bào tử này có thể rơi xuống đất và được phân tán qua nước bắn tung tóe lên các cây khác xung quanh cây bị nhiễm bệnh

Một khi các bào tử này tìm thấy vật chủ chúng sẽ lây lan nhanh qua cây trồng trong vườn, gây thiệt hại cho lá, thân, nụ non, thậm chí là quả. Chúng có thể tràn ngập trong các mảnh vụn của thực vật hoặc đất, có thể lây nhiễm hạt giống để nó lây truyền lại thông qua việc trồng cây trong năm tới.

Hầu hết các thiệt hại của nó xảy ra vào mùa xuân và đầu mùa hè. Khi thời tiết nóng lên, các triệu chứng bệnh thán thư giảm nhanh. Bởi nhiệt độ tăng cao, tiến triển chậm lại và dừng lại hoàn toàn, nhưng có thể trở lại khi thời tiết mát mẻ. Vào mùa mưa, không khí ẩm ướt bệnh thán thư phát triển mạnh mẽ, các triệu chứng lây lan nhanh nhất nên người trồng hoa hồng cần đặc biệt chú ý

Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Bệnh thán thư trên hoa hồng nguyên nhân do nấm Colletotrichum gây ra. Nấm lưu tồn trong các bộ phận cây bị bệnh và lây lan sang các cây khác xung quanh

Vào mùa mưa ẩm quá nhiều, độ ẩm không khí cao làm nước trên bề mặt lá không kịp thoát cũng là nguyên nhân khiến cây hoa hồng mắc bệnh thán thư.

Bệnh thường được lây lan qua đường gió mà nước hoặc không cách li các cây bị bệnh làm ảnh hưởng đến cây khác.

Triệu chứng bệnh thán thư trên cây hoa hồng

Bệnh thán thư gây hại trên tất cả các bộ phận của cây hoa hồng bao gồm: lá, lá con, thân cây, hoa, nụ, chồi non. Tùy theo từng bộ phận gây hại mà bệnh có những triệu chứng khác nhau.

+ Lá non hoa hồng các sợi nấm Colletotrichum, các bào tử nấm lây lan nhờ gió, nước để bám vào xâm nhập qua các lỗ khí hổng hoặc vết thương do bị rách, trầy xước. Các đốm đen nhỏ xuất hiện rải rác, sau một thời gian các đốm đen này mở rộng, liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn không định hình màu nâu tối.

+ Trên lá cây hoa hồng các vết bệnh thường tròn hoặc có góc cạnh theo gân lá, màu sậm khi lá còn màu đỏ nâu, đến khi lá chuyển sang màu xanh thì vết bệnh có màu nâu, viền màu nâu. Khi vết bệnh già có màu trắng xám, gây rách, thủng lá và rụng ảnh hưởng quá trình quang hợp của lá cây

+ Những vết bệnh sẽ lan rộng thành từng mảng chấy lớn trên mặt lá, sau đó xuất hiện những chấm đen nhỏ li ti, làm cho lá hoa hồng khô, rụng sớm.

+ Những lá hoa hồng bị nặng các vết bệnh liên kết với nhau làm cho lá bị vặn vẹo, xoắn cong

+ Trên thân cành cây hoa hồng bị bệnh cũng có vết nứt dọc màu hồng, sau chuyển qua màu nâu, cành bị bệnh suy yếu, dễ gãy.

+ Trên hoa  các bào tử nấm Colletotrichum bám dính, xâm nhập gây hại tạo thành những chấm đen nhỏ rải rác trên trục, cánh hoa. Các chấm nhỏ này mở rộng, liên kết tạo thành các mảng lớn khiến cho hoa không thể nở, không thụ phấn được dẫn đến khô héo dần và rụng.

Hướng dẫn cách điều trị bệnh thán thư trên hoa hồng

Khi phát hiện hoa hồng có sự xuất hiện của bệnh thán thư cần xử lý nhanh chóng, kịp thời tránh để lây lan ra cả vườn gây thiệt hại cho người trồng hoa hồng

Sử dụng dầu Neem để trị bệnh thán thư cho cây hoa hồng. Dầu Neem có thể giúp ngăn ngừa bệnh nấm này phát triển trên bề mặt lá hoặc thân cây, giảm số lượng rệp vừng và các loài gây hại khác có thể vô tình mang bào tử đến cây trồng của bạn

Bên cạnh đó, để điều trị bệnh thán thư trên hoa hồng hiệu quả có thể sử dụng biện pháp hóa học để diệt trừ bệnh.

Có thể dùng các loại thuốc sau để phòng trừ: Azoxystrobin + Difenoconazole (Help 400SC); Eugenol (Lilacter 0.3 SL); Tebuconazole +Trifloxystrobin (Nativo 750WG).

Ngoài ra có thể sử dụng  Serenade Garden, đây là một loại thuốc diệt nấm hữu cơ có sử dụng Bacillus subtilis để diệt nấm phát triển, khá hiệu quả chống lại hầu hết các chủng thán thư.

Một loại thuốc diệt nấm sulfur có thể là một lựa chọn tốt cho việc điều trị bệnh thán thư trên hoa hồng.  Nó có thể được sử dụng trên lá khô, hoặc có thể được trộn với nước và phun lên cây. Lưu huỳnh có mùi thơm đặc biệt, nhưng nó hoạt động khá tốt để đối phó với nhiễm nấm.

Ngăn ngừa bệnh thán thư trên cây hoa hồng

+ Những cây hoa hồng bị thán thư thời gian đầu bệnh mới xuất hiện không tưới nước trực tiếp tên lá, cách ly cây nhiễm bệnh khỏi cây khác trong vườn trồng.

+ Dùng kéo cắt một góc 45 độ đối với những bông hoa đã tàn

+ Cắt bỏ hết những lá vàng, cành bị bệnh.

+ Tạo không gian giữa các cây trồng và luôn cắt tỉa để cho phép luồng không khí lưu thông tốt nhất là vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt.

+ Khi cắt tỉa, duy trì vệ sinh tốt giữa các vết cắt và rửa tay khi chuyển qua cây khác.

+ Làm sạch các mảnh vụn thực vật xung quanh cây hoa hồng liên tục đảm bảo rằng nấm không có nơi trú ẩn qua mùa đông.

+ Đảm bảo các công cụ và bàn tay của bạn không bị dính bào tử sẽ bảo vệ cây trồng tiếp theo khi được cắt tỉa.

+ Có thể sử dụng hệ thống tưới tiêu không phun trực tiếp vào cây trồng hoặc gây ra hiện tượng bắn đất lên cây đối với những vườn hồng có diện tích rộng lớn, nhiều cây.

+  Vào những ngày có thời tiết sương mù buổi sáng sớm bên tưới nước phun lá để rửa trôi lớp sương bám trên lá để loại các nấm bệnh khác phát sinh.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Hoa hồng bị ve nhện tấn công phải làm như thế nào?

Bệnh héo Verticillium khiến hoa nụ hoa hồng không nở: nguyên nhân, phòng trừ

Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng

Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả

Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài

Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt

Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà

Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa

Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh

Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà

Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy

Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất