Bệnh mốc xám tấn công hoa hồng: dấu hiệu, cách phòng trị
Nguyên nhân nào gây bệnh mốc xám trên hoa hồng, khi hoa hồng bị bệnh mốc xám tấn công phải điều trị như thế nào
Bệnh mốc xám tấn công hoa hồng: dấu hiệu, cách phòng trị
Bệnh mốc xám là một trong những bệnh hại gây tổn thất nghiêm trọng đến sản lượng hoa của các loại giống hoa hồng. Bệnh mốc xám khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và gây thối thân trên cây hoa hồng. Nguyên nhân nào gây bệnh mốc xám trên hoa hồng, khi hoa hồng bị bệnh mốc xám tấn công phải điều trị như thế nào để hạn chế tổn thất thấp nhất cho vườn hoa hồng.
Bệnh mốc xám hay còn gọi là Botrytis blight bệnh gây thối thân trên cây hoa hồng và nhiều các loại cây trồng khác như: nho, cà chua, ớt. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, mưa cộng với độ ẩm cao tạo điều kiện cho nấm Botrytis cinerea Persoon phát triển. Bệnh thường xuất hiện từ tháng 4, gây hại nặng từ tháng 5-8 hàng năm, nhưng phổ biến là gần thời điểm thu hoạch hoa, các loại trái cây
Nguyên nhân gây bệnh mốc xám trên hoa hồng
Nguyên nhân gây bệnh mốc xám trên hoa hồng do nấm Botrytis cinerea Persoon gây nên.
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, độ ẩm trong không khí tăng cao cộng với lượng mưa nhiều, thường xuyên tạo điều kiện cho nấm Botrytis cinerea Persoon phát triển gây hại cho cây hoa hồng
Các bào tử nấm Botrytis cinerea Persoon phát triển, lây lan từ cây hoa hồng này qua cây hoa hồng khác trong vườn trồng bằng gió, nước tưới, nước mưa. Khi đó nước sẽ mang những bào tử nấm bắn lên lá non, chồi non, hoa, lá cây,…các bào tử sẽ nảy mầm, xâm nhập vào gây hại cho hoa hồng
Dấu hiệu nhận biết bệnh mốc xám tấn công cây hoa hồng
Bệnh mốc xám (Botrytis blight) sẽ gây ảnh hưởng đến chồi hoa hồng, cánh hoa, lá non. Khi hoa hồng bị bệnh mốc xám tấn công hoa hồng sẽ có những biểu hiện nhận biết như sau:
+ Trên cánh hoa hồng xuất hiện những chấm nhỏ màu hồng hoặc màu đỏ, nhìn ra như các giọt nước đọng lại trên cánh hoa
+ Các bào tử nấm Botrytis cinerea Persoon từ các cánh hoa có thể lan dần xuống cành hồng sẽ len lỏi xuống thân cây, gây hại trên bộ phận này. Thân cây hoa hồng bị thối đên, có các lớp mốc xám bám đen xung quanh thân cây.
+ Khi bệnh phát triển nhiều phần rìa của cánh hoa hồng bắt đầu bị thối nâu, hoa hồng trông như những quả bóng, không thể nở bung cánh hoa ra như bình thường, dần dần khiến hoa hồng chuyển sang màu nâu rồi từ từ thối rữa.
+ Nếu bệnh phát triển nặng có thể làm cho các lá khu vực dưới gốc, thân cây bị rụng dần, các cành cây, thân cây hoa hồng bị chết khô, thân cây có các vết loét
Hướng dẫn cách điều trị bệnh mốc xám trên cây hoa hồng
Khi hoa hồng bị bệnh mốc xám tấn công hãy sử dụng thuốc hóa học để điều trị. Bệnh mốc xám có thể được kiểm soát bằng cách phun thuốc diệt nấm như chlorothalonil (Daconil), có thể sử dụng thuốc hóa học mancozeb hoặc Sumi-eight 20 ml/bình 10 lít để phun cho hoa hồng.
Biện pháp phòng trừ bệnh mốc xám tấn công hoa hồng
+ Trước khi mùa mưa diễn ra cần tiến hành vệ sinh chậu hoa hồng hoặc dưới gốc hoa hồng sạch sẽ, nhặt bỏ các lá vàng, lá bệnh, hoa bị bệnh
+ Cắt tỉa cành nhánh không cần thiết trên cây hoa hồng nhằm tạo độ thông thoáng, để không khí gió có thể luồng qua mọi nơi trên cây hoa hồng.
+ Nấm mốc thường tấn công khi cây hoa hồng bị thương do đó nên tránh các tác động làm lại cây hoa hồng
+ Không sử dụng lá, thân cây bị bệnh nhiễm bệnh, dọn dẹp vườn sạch sẽ vào mùa thu để giảm bớt vị trí trú đông của bào tử nấm
+ Vệ sinh kỹ các cây trong vườn để bệnh không lan từ cây này sang cây khác.
+ Thường xuyên quan sát nếu thấy các dấu hiệu tương tự bên trên lập tức cắt bỏ các cành nhánh bị nhiễm bệnh, vứt bỏ cành nhánh bị bệnh xa nguồn nước tưới, nguồn đất trồng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Hoa hồng bị rệp tấn công: cách xử lý, phòng trừ rệp hại
+ Hoa hồng bị mắc bệnh sùi cành nguyên nhân, cách điều trị như thế nào?
+ Bệnh rỉ sắt ở hoa hồng, cách xử lý và phòng trừ chuẩn nhất
+ Những nguyên nhân nào khiến cây cảnh bị xoắn lá?
+ Nụ hoa hồng chưa nở đã tàn nguyên nhân do đâu, cách xử lý
Suckhoecuocsong.vn/TH