Bệnh héo Verticillium khiến hoa nụ hoa hồng không nở: nguyên nhân, phòng trừ
Nguyên nhân nào gây bệnh héo Verticillium ở hoa hồng, khi hoa hồng bị bệnh héo cần điều trị và phòng trừ như thế nào?
Bệnh héo Verticillium khiến hoa nụ hoa hồng không nở: nguyên nhân, phòng trừ
Bệnh héo Verticillium ở hoa hồng khiến cho nụ không nở được, bên ngoài phủ một lớp nấm màu xám nâu làm cho nụ hoa bị gẫy gục xuống, bên trong nụ bị rỗng,…Nguyên nhân nào gây bệnh héo Verticillium ở hoa hồng. Khi hoa hồng bị bệnh héo cần điều trị và phòng trừ như thế nào?
Khi chăm sóc hoa hồng, khá nhiều cho biết vườn hoa, chậu trồng hoa hồng của họ xuất hiện tình trạng các ngọn bị héo rũ nhưng vẫn còn xanh, các lá thấp bị vàng, ban đêm hoa hồng có thể hồi phục lại ngọn nhưng sau vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng là màu nâu, tàn úa và chết, cây hoa hồng bắt đầu chết từ ngọn đi xuống, trên những bông hoa xuất hiện những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hoa. Theo các chuyên gia về hoa hồng cho biết, có thể hoa hồng đã bị bệnh héo Verticillium
Nguyên nhân gây bệnh héo Verticillium trên cây hoa hồng
Bệnh héo Verticillium trên hoa hồng do nấm Verticillium albo-atrum Berth, bào tử đính là một tế bào trong suốt có dạng hình cầu được đính trên các cành bào tử phân sinh. Nấm này truyền được qua các mô, mắt ghép trong quá trình cấy mô.
Bệnh héo Verticillium trên cây hoa hồng gây thiệt hại trong mùa hè, thời tiết khô hạn. Những chậu hoa hồng được trồng ở ngoài trời ít bị bệnh héo hơn là những chậu hoa hồng được trồng trong nhà kính.
Một số hoa hồng mẫn cảm với bệnh héo Verticillium gồm có: Rose odanata, Ragged Robin. Một số hoa hồng rất kháng với bệnh héo gồm: Rose Multiflora, Rose Manetti
Dấu hiệu nhận biết bệnh héo Verticillium trên hoa hồng
+ Bệnh héo thường xuất hiện trên các ngọn non của hoa hồng
+ Các ngọn dù bị héo nhưng lá vẫn còn xanh
+ Các lá thấp dưới bị vàng
+ Khi hoa hồng bị nhiễm bệnh héo vào ban đêm các ngọn có thể hồi phục lại nhưng sau vài ngày cả phần ngọn bị chuyển sang màu vàng cuối cùng là màu nâu, tàn úa và chết
+ Trên những cánh hoa hồng xuất hiện những vệt đen dọc theo chiều dài của cánh hóa.
+ Nụ hoa hồng không thể nở được, bên ngoài nụ phủ một lớp nấm màu xám nâu làm cho nụ hoa bị gẫy gục xuống, bên trong nụ bị rỗng., mong manh, yếu ớt. Khi bệnh nặng các vết bệnh lan dần xuống cuống làm có màu thâm tím.
+ Trên hoa hồng có thể xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu, mọc riêng lẻ hay liên kết lại với nhau thành đám phồng lên, các giống hoa có màu trắng rất dễ bị hại (hoa bị khô cháy).
Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh Verticillium trên hoa hồng
Khi phát hiện hoa hồng xuất hiện những dấu hiệu trên cần xử lý kịp thời, tránh để lâu dẫn đến cây có thể bị chết dần.
Bệnh héo Verticillium do nguồn bệnh tồn tại trong đất rất lâu do đó trước khi tiến hành trồng hoa hồng cần phải khử trùng đất trồng bằng hóa chất như formol 3% hoặc bằng một số thuốc trừ sâu như Basudin… đối với trồng hoa hồng tại các vườn. Nếu hoa hồng trồng trong chậu nên lựa chọn đất đã được khử khuẩn, khử nấm hại, đất giàu dinh dưỡng.
Đối với những vườn hoa hồng có diện tích lớn người trồng tiến hành phun thuốc vào chiều mát, những hôm trời lạnh ráo, không mưa. Đến sáng ngày hôm sau thì tước nước xả phần thuốc đã tưới nước cho hoa hồng chiều hôm trước để tránh cháy lá khi nắng lên đặc biệt những ngày có nắng gắt.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả
+ Cây cảnh bị thối rễ nguyên nhân do dâu, xử lý cây bị thối rễ, phòng ngừa
+ Kỹ thuật chiết cành hoa hồng đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao
Suckhoecuocsong.vn/TH