Bài học từ Hạt cải và lời Đức Phật về sự sống chết
Bài học từ Hạt cải và lời Đức Phật về sự sống chết giúp chúng ta nhận thức sự phù du của cõi thế, sự mong manh của kiếp người, tính hư ảo của danh lợi.
Bài học từ Hạt cải và lời Đức Phật về sự sống chết
Có thắng là có thua, có thành là có bại, có sinh là có tử …Sự thật đó không thể thay đổi. Cái chết cũng giúp chúng ta nhận thức sự phù du của cõi thế, sự mong manh của kiếp người, tính hư ảo của danh lợi.
Xưa kia, ở thành Xá Vệ, có một cô gái tên là Kisa nghèo khổ, bất hạnh. Cô cũng có chồng như bao người phụ nữ khác nhưng luôn bị nhà chồng khinh rẻ, ngược đãi. Khi đứa con đầu lòng chào đời, cô được quý mến hơn, đối xử tốt hơn một chút. Nhưng dường như may mắn không mỉm cười khi chỉ một thời gian sau đó đứa con trai bé bỏng của cô đã ra đi mãi mãi vì bạo bệnh.
Dù đauđớn tột cùng nhưng người phụ nữ này vẫn hy vọng con trai sống sót trở lại. Cô ôm thi thể con thơ đi khắp nơi tìm thầy thuốc cứu chữa.
Nhìn cảnh người mẹ ôm đứa con lạnh ngắt trong vòng tay, lê từng bước chân trên đường, ai cũng xót xa. Bởi việc cứu sống đứa trẻ là điều không thể mà người con gái ấy vẫn nuôi hy vọng. Do đó, nhiều người tin vào thế giới tâm linh đã hướng dẫn cô đến gặp Như Lai Thế Tôn, mong nhờ đức Phật tế độ.
Biết được hoàn cảnh đáng thương của người phụ nữ này, đức Phật liền hứa sẽ giúp nhưng cô phải đến nhà nào chưa từng có người chết xin về vài hạt cải, Ngài mới có thể cứu sống đứa bé con cô.
Với niềm tin mãnh liệt con trai bé bỏng sẽ được cứu sống với vài hạt cải trong gia đình không có người chất, Kisa phấn khởi ra đi, lòng tràn đầy hy vọng. Nhưng trở trêu thay, hạt cải thì nhà nào cũng có nhưng tìm được gia đình chưa từng có người chết thì quả là không thể. Bởi nhà nào cũng từng gánh chịu nỗiđau mất người thân.
Cô đi khắp hang cùng hốc hẻm cũng không tìm thấy gia đình như Đức Phật nói. Quá thất vọng, cô ngã quỵ bên lề đường, ánh mắt không thôi hướng về đứa con bé bỏng, dù thi thể cậu bé đã cứng đờ.Trong nỗi đau tột cùng, cô nhận ra, ai rồi cũng phải chết, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Đau thương mất mát là một sự thật của kiếp người, đó là định luật nhân duyên quả của cuộc đời.
Cũng từ khi nhận ra điều này, Kisa không đi tìm hạt cải nữa mà đem thi thể con trai vào rừng thanh thản trở về bạch Phật và xin được xuất gia tu hành.
Lời vàng ngọc Phật dạy về sống - chết ở đời
Câu chuyển của Kisa khiến ai nghe xong cũng cảm động bởi tình mẫu τử quá thiêng liêng. Thế nhưng, cũng từ câu chuyện này mà nhận ra rằng, sinh τử vốn là quy luật ở đời, không ai có thể kháng cự được.
"Sinh tự hà lai, tử tùng hà khứ?" - có nghĩa là "sinh từ đâu đến, chết theo đâu về?". Đó chính là câu hỏi làm cho con người băn khoăn từ muôn thuở.
Trước nỗi sợ chết, có người lao vào hưởng thụ sợ không còn kịp trước hạn cuộc đời ngắn ngủi. Có người ra sức bám víu, tích cóp của cải tiền bạc, chạy đua theo tham vọng, quyền lực đến mức quên ăn, quên ngủ, quên cả cái chết đang rình rập...
Nhưng thực tế chứng tỏ, mọi điều trên cõi đời này đều là vô thường, giả tạm. Đau khổ luôn bám bíu lấy mỗi con người. Đau khổ về vật chất như cơm áo, gạo tiền, rồi đau khổ vì già - bệnh - ƈɦếτ, nên ngày xưa người ta hay cố gắng luyện thuật trường sinh bất τử để sống đời, nhưng có ai không chếtđâu.
Đức Phật dạy, "trên đời này, có sinh là có τử, yêu thương xa lìa khổ, không có cái gì là cố định cả, tuỳ theo nhân duyên, tuỳ theo điều kiện mà nó đổi thay sớm hay muộn mà thôi”.
Sống chết vốn là quá trình tương tục không có khởi đầu và không có kết thúc, trừ khi các bậc giác ngộ có khả năng đoạn trừ vòng sinh τử luân hồi.
Cái chết đặt mầm mống cho sự sống, đem lại cho cõi đời muôn vàn hương sắc. Đồng thời, cái ƈɦếτ cũng giúp chúng ta nhận thức sự phù du của cõi thế, sự mong manh của kiếp người, tính hư ảo của danh lợi. Cái ƈɦếτ còn cho phép ta nhận ra vẻ bi tráng của trần gian, sự màu nhiệm của cuộc sống.
Bởi vậy, mỗi sớm mai thức dậy, hãy sống cho thật trọn vẹn, làm những việc ý nghĩa cho đời để không phải hối tiếc về điều gì.
Sưu tầm