Bài học đầu tiên cho người chơi bóng chuyền: Ki bòng, bắt bóng, chuyền bóng tiêu chuẩn
Bài học đầu tiên cho người chơi bóng chuyền
Khác với golf, tennis, đánh bóng bàn…chơi bóng chuyền ngoài các kỹ năng, kỹ thuật của bản thân đòi hỏi người chơi phải phối hợp ăn ý, nhịp nhàng với người chơi trong đội. Bài tập đầu tiên người học bóng chuyền cần tìm hiểu là các kỹ thuật đệm bóng, bắt bóng, đập bóng.
Kỹ năng đệm bóng (còn gọi là ki bóng - bắt - chỉnh bước 1)
Kỹ thuật này dùng để đỡ bóng của đối phương để cho chuyền 2 chuyền bóng cho chủ công. Đưa bóng sang sân đối phương khi cảm thấy pha bóng không còn an toàn cho đội nhà hoặc cứu bóng.
Phương pháp:
Khi đệm bóng chân trái (đối với người thuận tay phải) bước nhẹ tới phía trước, hai chân chùn nhẹ gối, hạ thấp trọng tâm và cúi nhẹ người. Hay bàn tay chắp vào nhau, 2 cẳng tay hợp thành hình chữ V tính tử vai đến bàn tay.
Đệm bóng về phía trước, điểm tiếp xúc là khoảng sau bàn tay đến cùi nữa cẳng tay, và chỉ đệm bóng khi bóng cao từ ngang ngực trở xuống, nếu bóng quá thấp thì bước dài về trước chút xíu, còn bóng cao hơn ngực thì lui nhẹ về sau.
Lưu ý: Không cho bóng trúng 2 cùm tay đang nắm vào nhau vì như thế bóng sẽ đi không theo ý muốn, và tránh đệm bóng cao hơn ngực vì bóng sẽ đi ra sau đầu. Khi hoàn thiện kỹ thuật này sẽ tập tiếp kĩ thuật đệm bóng đến điểm cố định theo ý muốn.
Bắt bóng (còn gọi là chuyền 2)
Đây là kĩ thuật rất khó trong bóng chuyền, nếu bạn là chủ công thì yêu cầu hoàn thiện kỹ thuật theo mức độ đạt tiêu chuẩn là đủ, còn đối với các cây chuyền 2 thì phải tập luyện đến mức thành thạo để có thể chuyền theo ý muốn đến các vị trí cho dù bóng khó đến cỡ nào.
Thông thường, kỹ thuật này dùng để chuyền bóng lên cho các chủ công tấn công hoặc bỏ nhỏ sang phần sân đối phương hay chuyền bóng cho đồng đội khi lực bóng tương đối nhẹ và cao hơn ngực.
Phương pháp:
Bàn tay xòe rộng (vai không rộng quá). Các ngón tay cong 1 cách tự nhiên ko thẳng và gò bó, tiếp xúc bóng bằng năm ngón, ko cho bóng chạm đến bàn tay, khi tiếp xúc bóng thì các ngón tay, cổ tay và cẳng tay nhún nhẹ theo phương hiện tại của bóng và và liền sau đó đẩy bóng đến nơi mình muốn.
Đập bóng (đập treo, đập nhú, bóng lao)
Đập bóng treo
Phương pháp: Khi bóng rời tay chuyền 2, chạy đà 3 bước và dậm nhảy. Canh cho vị trí bóng rơi ở giữa lưới và vị trí ta bật.
Bài học đầu tiên cho người chơi bóng chuyền: Ki bòng, bắt bóng, chuyền bóng tiêu chuẩn
Khi bật cao hết sức sẽ có độ dừng trên không, tùy theo mỗi người canh khoảng thời gian dừng trên không vừa với cánh tay đập bóng xuống sân. Tùy theo bóng cao và thấp ta có thể gập thêm cổ tay để tao độ sâu cho bóng.
Đập bóng nhú
Phương pháp: Chạy đà và bật cao trước khi bóng đến tay chuyền 2. Khi thấy ta có điểm dừng trên không chuyền 2 sẽ đẩy bóng nhanh đến tay ta và nhanh chóng đập xuống sân, kỹ thuật này thường kết hợp gập cổ tay nhiều.
Đập bóng lao
Tất cả các kiểu được gọi là đập khi đánh bóng đều từ ngang viền lưới trở lên vì như thế bóng mới có thể đi theo phương thẳng xuống mặt sân.
Phương pháp: Khi chuyền 2 chuyền bóng cao, bạn canh thời gian bóng rơi, chạy đà và bật cao kết hợp lực lao tới, cánh tay, cổ tay đập mạnh bóng xuống.
Lưu ý: Tấn công bóng lao luôn đạt lực rất mạnh vì kết hợp nhiều lực tuy nhiên bóng phải xa lưới 1 chút vì còn độ lao tới của ta.
Bo bóng
Kỹ thuật này khá giống đập bóng như chỉ khác là không gập cổ tay mà kéo nguyên cánh tay xuống khi tiếp xúc bóng cũng với góc 45 độ.
Phương pháp: Kỹ thuật này dùng đánh những trái bóng thấp hơn viền lưới, cao từ mặt trở lên, hoàn chỉnh kỹ thuật bóng đi sẽ theo phương cong xoáy xuống mặt sân gây khó khăn cho đối phương.
Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp.
Các tin khác
-
Pickleball môn thể thao tương thích với người Việt
Tập thể dục thể thao tăng cường sức khoẻ, bảo vệ cơ thể khoẻ mạnh đã trở thành thói quen của người dân Việt Nam trong những thập niên qua. -
Teqball môn thể thao tăng cường sức khoẻ sự linh hoạt
Thời đại mới với rất nhiều loại hình thể thao giúp tăng cường sức khoẻ trong đó Teqball môn thể thao tổng hợp đòi hỏi nhanh nhẹn khéo léo, sự phối hợp khoa học, nhịp nhàng của người chơi. -
Luật thi đấu Đá cầu mới nhất
Luật thi đấu Đá cầu theo quyết định số 335/QĐ-UBTDTTquy định thời gian thi đấu, sân, trọng tài, luật đấu, vị trí đấu thủ, cách tính điểm v.v. -
Luật thi đấu cầu mây chính thức
Luật thi đấu Cầu mây theo quyết định số 2087/QĐ-UBTDTT quy định thời gian thi đấu, sân, lỗi, trọng tài, luật đấu, cách tính điểm v.v. -
Luật cử tạ chính thức
Luật cử tạ quy định các khái niệm trong bộ môn, Luật chi tiết đối với giải vô địch trong nước, thế giới. luật kỹ thuật, các lỗi, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật đấu vật chính thức
Luật đấu Vật theo quyết định số số 1509/QĐ-UBTDTT quy định thể thức thi đấu, trọng tài, cách tính điểm, khảm đấu, khiếu nại v.v. -
Luật thi đấu Boxing chính thức
Luật thi đấu Boxing quy định về võ đài, các thủ tục đăng ký, quy định về găng đấu, trang phục, y tế, cách bốc thăm, hiệp đấu, trọng tài, khiếu nại v.v -
Luật thi đấu cầu lông
Luật thi đấu Cầu lông theo quyết định số 1154/QĐ-UBTDTT ngày 29 tháng 06 năm 2006 quy định các khái niệm, sân, cầu, vợt, giao cầu, thi đấu đơn, thi đấu đôi, các lỗi, trọng tài v.v. -
Luật thi đấu bóng rổ chính thức
Quyết định số 1185/QĐ-UBTDT ngày 10 tháng 6 năm 2005 về việc ban hành luật thi đầu bóng rổ gồm 2 phần 8 chương và 50 điềuđược áp dụng trong các cuộc thi đấu Bóng rổ từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại Việt Nam. -
Luật thi đấu bơi lội
Luật thi đấu bơi lội quy định tổ chức, khiếu nại, trọng tài, tư cách vận động viên, kiểm tra doping, luật bơi cho từng bộ môn bơi v.v.