Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát

08/10/2019 09:36

Bí mật lưu giữ được những cuốn kinh thư không bị mục hỏng đã được vén màn.

Những cuốn kinh thư trải qua hàng ngàn năm của lịch sử nhưng không hề bị mục nát như những loại giấy thông thường mà vẫn giữ được nguyên vẹn. Bí mật lưu giữ được những cuốn kinh thư không bị mục hỏng đã được vén màn.

Các loại giấy được sử dụng để lưu chép kinh thư trong Cung điện Potala, Đền Jokhang và Tu viện Sakya chủ yếu là giấy Tây Tạng. Cho đến những năm 1950, giấy Tây Tạng vẫn được sử dụng rộng rãi ở Tây Tạng. Trải qua hàng ngàn năm nó đã âm thầm ghi lại lịch sử của Tây Tạng, là chứng nhân cho tiến trình văn minh của Tây Tạng.

Theo sách ghi chép lại rằng, giấy của người Tây Tạng được sản xuất vào giữa thế kỷ thứ 7 sau khi Công chúa Văn Thành của nhà Đường vào Tây Tạng mang theo kỹ thuật làm giấy, khi đó các thợ thủ công nhà Hán và Tây Tạng đã không tìm được nguyên liệu như tre, lúa và lưới đánh cá như ở Trung nguyên. Sau nhiều lần mày mò tìm kiếm các nguyên liệu để làm giấy họ đã sản xuất ra loại giấy riêng độc đáo của Tây Tạng.

Một nhà thám hiểm và khảo cổ người Do Thái gốc Hungary vào năm 1901 đã đến đến thị trấn Andier’xiang, huyện Minfeng, Tân Cương (tiếp giáp Tây Tạng) ông đã phát hiện những mẩu giấy vụn Tây Tạng được viết vào cuối thế kỷ thứ 8. Sau khi giám định, ông phát hiện loại giấy này có mùi thơm và chất liệu được làm từ một loại cỏ xạ hương đặc biệt. Nhưng loại cỏ này ở Tân Cương nơi ông đến thám hiểm không có vì vậy nó được xác định nhập từ Tây Tạng.

Bí mật những cuốn kinh thư của Tây Tạng vẫn giữ được nguyên vẹn hàng ngàn năm chính là nhờ những nguyên liệu làm ra giấy Tây Tạng. Người thợ làm giấy đã tiến hành làm giấy từ sợi vỏ cây và sợi của thân cây lang độc cùng đá vôi và đất kiềm mặn đã qua xử lý.

Cây lang độc là một loại cỏ nhiều màu sắc, chủ yếu được tìm thấy ở trên thảo nguyên hoặc đồng cỏ. Đây là một loại cây mang tính biểu trưng, sự xuất hiện của nó báo hiệu sự thoái hóa của đồng cỏ. Bản thân trong cây cỏ luôn có tính độc, nên giấy Tây Tạng làm từ cỏ trải qua thời gian dài không sợ côn trùng cắn phá, không mục nát, không đổi màu, kết cấu dai bền, không dễ xé, chịu nếp gấp, chống mài mòn, v.v. Chính vì những đặc tính nổi bật này mà giấy Tây Tạng đã được dùng để lưu chép kinh thư lữu giữ hàng ngàn năm.

Bên cạnh đó cũng nhờ vào công nghệ sản xuất giấy khá tỷ mỉ. Mỗi quy trình sản xuất đều phải chính xác mới tạo ra được bản giấy Tây Tạng chất lượng, đẹp. Quy trình sản xuất giấy được chia làm nhiều giai đoạn như: bóc tách, giã đập, hấp nấu, thuộc da, rửa, nhúng, đập, trộn, cán. Sản phẩm giấy đạt chuẩn phải đảm bảo được các yếu tố sau: độ dày đồng đều, không có vết rỗ, không có vết bẩn và tạp chất, không có vết loang, mềm mại và trắng tinh khiết.

Vậy nên chính nhờ vào kỹ thuật sản xuất giấy tỉ mỉ cùng với nguyên liệu làm giấy độc đáo những cuốn kinh thư vẫn giữ được hàng ngàn năm lịch sử bất chấp nắng mưa.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Cơ thể sẽ ra sao nếu nhiệt độ ngoài trời chạm ngưỡng 50 độ C

Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to

Vì sao khi sắp chết cóng con người lại cởi quần áo

Vì sao những cuốn kinh thư của Tây Tạng trải qua ngàn năm không bị mục nát

Tại sao cửa sổ máy bay lại có thiết kế hình bầu dục?

Vì sao bạn luôn phải lên hoặc xuống máy bay phía bên cửa trái

Nam giới dễ bị đuối nước hơn nữ giới vì sao?

Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?

Tại sao con người có khả năng uốn dẻo đến kinh ngạc

Tại sao lại có người vẽ đẹp và có người lại vẽ xấu?