Tại sao cảm thấy choáng khi bị đụng đầu mạnh vào vật nào đó?
Vì sao chúng ta lại cảm thấy choáng váng khi bị đập mạnh vào một vật nào đó?
Bạn đã từng bị đụng đầu mạnh vào một vật nào đó và cảm thấy choáng váng, có sao bay vèo vèo quanh đầu chưa. Vậy tại sao lại có hiện tượng này, tại sao chúng ta lại cảm thấy choáng váng khi bị đập mạnh vào một vật nào đó?
Thứ nhất: Não bị sốc
Chất xám của con người được bao phủ bởi một thứ gọi là dịch não tủy, đóng vai trò như một chiếc gối cho bộ não. Khi đầu va đập mạnh vào một vật nào đó với vận tốc lớn bộ não sẽ di chuyển theo cú va chạm, nhưng không đập quá mạnh vào các cạnh của hộp sọ. Khi va đập với lực mạnh và ngã đập đầu xuống đất hộp sọ sẽ chúi về trước và thành của nó lúc này sẽ chạm vào phần sau của bộ não (thùy chẩm). Tác động rất nhanh này có thể gây gián đoạn dòng máu đang chảy trong khu vực này của não và còn có thể gây ảnh hưởng lên một lượng lớn các tế bài thần kinh ở phía sau đầu.
Chuyển động nhanh của hộp sọ và tác động của nó lên bộ não chính là thứ khiến chúng ta choáng váng bởi thùy chẩm là nơi chứa phần vỏ não thị giác.
Thứ hai: Đánh lừa vỏ não thị giác
Khi bị va đập mạnh vào một vật nào đó khi mở mắt và nhìn xung quanh những xung thần kinh được diễn dịch thành các hình ảnh trong các mô của vỏ não thị giác như lúc ta nhìn thế giới quanh mình. Nhưng khi những mô này bị tác động một cách mạnh bạo (khi hộp sọ đập vào phần thùy chẩm), các tế bào thần kinh ở phần sau đầu sẽ giải phóng ra một luồng xung điện từ, chạy khắp các mô thần kinh.
Chính sự phóng xung năng lượng đột ngột này đã đánh lừa bộ não của chúng ta, khiến nó nghĩ rằng nó đang thấy một loạt những tia sáng lấp lánh không theo một trật tự hay hình dạng nào cả.
Hiệu ứng này diễn ra không lâu, và khi các mô trở lại bình thường, áp lực lên các tế bào thần kinh giảm đi, hiện tượng choáng váng sẽ dần biến mất.
Cách xử lý khi ai đó bị đầu đập mạnh vào vật nào đó
+ Đặt họ nằm xuống một lúc.
+ Xem xét đánh giá vết thương vùng va chạm nếu nhẹ chỉ cần chườm đá lạnh để giảm sưng đau và tiếp tục theo dõi.
+ Giữ nạn nhân bất động cho tới khi dịch vụ cấp cứu y tế tới, sau đó nhẹ nhàng cho họ nằm xuống với đầu vai nâng lên một chút.
Không di chuyển bệnh nhân trừ khi cần thiết và tránh di động cổ. Nếu nạn nhân đang đội mũ bảo hiểm thì không được tháo bỏ mũ ra.
+ Sử dụng gạc vô trùng hoặc vải sạch để rửa sạch vết thương nếu có.
+ Nếu nạn nhân không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho, vận động) thì cần tiến hành CPR.
Suckhoecuocsong.vn/TH