Bạn có tin: Cây cối cũng biết hoảng loạn khi trời mưa gió to
Thực vật cũng biết hoảng loạn khi trời mưa
Nhóm các nhà nghiên cuwusd đến từ Đại học Tây Úc (UWA) và Đại học Lund ở Thụy Điển trong cuộc nghiên cứu của mình đã phát hiện thực vật phản ứng với lượng mưa với một chuỗi các tín hiệu hóa học phức tạp, mà chúng ta có thể so sánh với những cơn hoảng loạn.
Qua các cuộc nghiên cứu, quan sát cho thấy quá trình này liên quan đến hàng ngàn gene, hàng trăm protein và nhiều hormone tăng trưởng bị ảnh hưởng chỉ trong 10 phút nước chạm vào lá. Phản ứng này tiếp tục tăng trong khoảng 25 phút.
Để rõ hơn nhóm các nhà nghiên cứu đã tiến hành phun vào cây Arabidopsis, một chi thực vật có hoa nhỏ thuộc họ cải, với một vòi hoa sen nhẹ và quan sát phản ứng dây chuyền trong cây phát ra từ một loại protein có tên Myc2. Sau khi Myc2 được kích hoạt, nhà máy sẽ tăng khả năng phòng vệ để bảo vệ chính nó, bao gồm sự chậm trễ trong quá trình ra hoa và còi cọc.
Đây là một phần của sự phòng thủ, thực vật cũng bơm ra các hóa chất, cụ thể là một loại hormone có tên là axit jasmonic, hoạt động như một tín hiệu cảnh báo với các loại lá khác và thậm chí các loại cây khác.
Nhưng tại sao cây cối lại hoảng loạn khi trời mưa gió to? Để giải đáp điều này giáo sư Harvey Millar, nhà sinh vật học từ UWA, cho biết có thể mưa thực sự là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, nấm mốc, các vi khuẩn có hại lây lan giữa các loài thực vật xung quanh. Cũng theo giáo sư Millar: “khi một hạt mưa bắn tung tóe trên một chiếc lá, những giọt nước nhỏ xíu bắn theo mọi hướng. Một giọt nước có thể lan rộng tới 10 mét đến các cây xung quanh”. Nếu các cây xung quanh bất cơ chế phòng vệ thì chúng sẽ bị lây bệnh hơn vì vậy việc các cây phát tán cảnh báo đến các cây gần đó là điều rất tốt.
Suckhoecuocsong.vn (Trích lược theo Nhandan)