Vì sao người tiêu dùng lại “chia tay” đồ dùng bằng nhôm khi đun nấu

31/08/2015 00:45

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi sử dụng đồ nhôm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào nhé?

Tuy nhiên, đến thời kỳ phát triển, khoa học phát hiện ra những “điểm yếu” của các dụng cụ bằng nhôm trong quá trình đun nấu gây gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên người tiêu dùng đành nói lời “chia tay” với sản phẩm này. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem khi sử dụng đồ nhôm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào nhé?

 

Tìm hiểu về tính chất hóa học của nhôm

 

Nhôm là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số nguyên tử bằng 13. Nguyên tử khối bằng 27 đvC. Khối lượng riêng là 2,7 g/cm3. Nhiệt độ nóng chảy là 660oC.

 

 

Các sản phẩm bằng nhôm khi đun nấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

 

Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 3 (sau ôxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng nhưng có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh.

 

Nhôm có tỷ trọng thấp và có khả năng chống ăn mòn hiện tượng thụ động. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm và hợp kim của nó rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và các lĩnh vực khác của giao thông vận tải, vật liệu cấu trúc. Các hợp chất hữu ích nhất của nhôm là các ôxít và sunfat.

 

Ngoài ra, nhôm thường được dùng để sản xuất đa số sản phẩm gia dụng hàng ngày như giấy nhôm, nồi, muỗng, đũa... Thậm chí nhôm còn có trong một số loại nước uống, bột sữa thực vật và sản phẩm làm đẹp, chất khử mùi.

 

Lý giải nguyên nhân nhôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe

 

Gây tổn thương hệ thần kinh trung ương (bao gồm não và tủy sống)

 

Các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết việc tiếp xúc với nhôm có liên quan đến bệnh tự kỷ, bệnh về não, xương ở trẻ nhỏ và các bệnh khuyết tật về thần kinh như bệnh mất trí nhớ ở người lớn.

 

Nhôm gây tổn thương não

 

Nghiên cứu cho thấy nhôm có khả năng tạo ra độc tố và mất cân bằng ôxy hóa trong não. Nguy hiểm hơn là não lại có khả năng tích lũy nhiều nhưng không thể đào thải nhôm.

 

Vì vậy, lượng nhôm tích trữ lâu dần có thể dẫn đến bệnh đa xơ cứng, tăng động, động kinh, hội chứng mệt mỏi kinh niên, mất trí nhớ. Đó là lý do người tiêu dùng không nên sử dụng các sản phẩm từ nhôm.

 

Nhôm dẫn đến thiếu hụt vitamin

 

Nhôm lấy đi magie, canxi và sắt trong cơ thể. Thiếu hụt canxi có thể dẫn đến bệnh giòn xương, loãng xương gây nguy hiểm ở người lớn tuổi.

 

Tương tự, thiếu sắt sẽ dẫn đến mệt mỏi kéo dài, cơ thể xanh xao, đầu óc kém minh mẫn. Thiếu magie sẽ gây các bệnh về tim, co thắt cơ bắp và các cơ quan trong cơ thể cũng không thể hoạt động tốt. Có thể nói đây là những vấn đề cực kỳ hạn chế khi sử dụng đồ nhôm.

 

Nhôm gây căng thẳng và lão hóa sớm

 

Nhôm gây căng thẳng, điều này nghe có vẻ nghịch lý, tuy nhiên đó là sự thật. Nguyên nhân, khi cơ thể  dư thừa nhôm mà lại không có cách nào để đào thải sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng.

 

Ngoài ra, nhôm còn gây mất cân bằng ôxy trong các tế bào, gây tổn thương ADN và thậm chí khiến cơ thể nhanh bị lão hóa.

 

Vì sao người tiêu dùng lại  “chia tay” đồ dùng bằng nhôm khi đun nấu.

 

Hải Yến

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?