Vì sao không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão
Không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão
Tích trữ thực phẩm trước ngày mưa bão với số lượng lớn không chỉ gây lãng phí mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mưa bão, ngập lụt kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt mà còn gây nhiều khó khăn trong việc bảo quản thực phẩm. Bởi khi có bão xảy ra khiến cây bị đổi rạp, đường điện bị hư hỏng gây mất điện trong nhiều ngày, đường phố ngập lụt, nếu tích trữ quá nhiều các thực phẩm tươi có thể gây thối hỏng, ôi thiu. Nếu ăn phải các thực phẩm bị hỏng có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thậm chí bị ngộ độc thực phẩm. Vậy nên để tránh lãng phí khi dự trữ thực phẩm trong mùa mưa bão chúng ta cần
Dự trữ thực phẩm
Khi tích trữ thực phẩm nên ưu tiên tích trữ những thực phẩm đóng gói sẵn như: mì tôm, mì gạo, các loại hạt, đồ khô, thịt sấy khô, đồ hộp,.. có thời hạn sử dụng lâu dài, dễ dàng bảo quản trong nhiệt độ thường, không cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, không cần chế biến cầu kỳ. Những sản phẩm đồ hộp nên lựa chọn các sản phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ, được kiểm định chất lượng, bao bì còn nguyên vẹn, không bị móp méo, hạn sử dụng dài.
Tích trữ các rau củ tươi nên ưu tiên các loại rau củ có vỏ cứng, ít nước như khoai tây, củ cải, cà rốt, hành tây, bí ngô, bí xanh,…Trước khi bảo quản hãy để các thực phẩm này ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh đặt nơi ẩm thấp, nơi có độ ẩm cao, dưới nền nhà.
Tích trữ trái cây trước khi có bão chỉ nên tích trữ các loại trái cây cứng, ít bị dập nát như táo, lê, chuối xanh, na, cam, quýt, bưởi, ổi,... Tránh chọn những loại trái cây đã quá chín hoặc xuất hiện những vết thâm.
Khi lựa chọn thịt tươi để tích trữ tránh gây lãng phí chỉ nên mua lượng thịt tươi vừa đủ dùng trong khoảng 2-3 ngày, sơ chế sạch sẽ và chia nhỏ thành các phần vừa ăn, sau đó cho vào túi zip hoặc hộp kín để ngăn đông
Một số thực phẩm dễ hư hỏng như cá, tôm, cua, nghẹ, hàu, hà,… rất dễ bị ươn, hỏng trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao. Hạn chế tích trữ sữa tươi, các sản phẩm từ sữa vì có hạn sử dụng ngắn và dễ bị nhiễm khuẩn.
Nên tích trữ thực phẩm vừa đủ bởi khi mua quá nhiều có thể khiến cho thực phẩm bị hỏng, ôi thiu trước khi sử dụng hết gây lãng phí, gây áp lực lên tài chính gia đình, đặc biệt là đối với những gia đình có thu nhập thấp, sinh viên, người vô gia cư,… Ngoài ra, việc bảo quản một lượng lớn thực phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa bão rất khó khăn, các thực phẩm bị hỏng có thể gây ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho các mầm bệnh, vi khuẩn, virus gây hại cho sức khỏe phát triển gây ảnh hưởng sức khỏe.
Thay vì tích trữ quá nhiều thực phẩm trong mùa mưa bão gây lãng phí, đảm bảo vẫn đủ lương thực phẩm sử dụng cho gia đình trong những ngày này chúng ta nên:
+ Nên mua sắm với số lượng vừa đủ cho vài ngày.
+ Nên ưu tiên các loại thực phẩm đóng gói sẵn, thực phẩm khô, trứng, rau củ quả có vỏ cứng để có thể bảo quản lâu hơn.
+ Khi chế biến các món ăn nên chế biến các món ăn đơn giản, dễ làm từ những nguyên liệu có sẵn trong nhà để tiết kiệm thời gian, công sức, chất đốt.
+ Tìm hiểu cách bảo quản thực phẩm hiệu quả như sử dụng túi hút chân không, hộp đựng kín, hoặc các phương pháp bảo quản truyền thống.
+ Trong những ngày mưa bão nếu có dư thừa thực phẩm, có thể chia sẻ với hàng xóm, người thân hoặc các tổ chức từ thiện để giúp đỡ những gia đình không có lương thực.
+ Nên kiểm tra tủ lạnh thường xuyên để phát hiện và loại bỏ những thực phẩm đã hỏng.
+ Nên dự trữ đủ nước sạch để sử dụng trong những ngày mưa bão
+ Nên kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ nấu ăn như bếp ga, nồi, chảo, bếp cồn... để có thể nấu nướng khi cần thiết hoặc khi bị mất điện kéo dài ngày.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Cách ứng phó khi nước bão lũ dâng cao gây ngập lụt
Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi mưa bão, ngập lụt kéo dài
Cách bảo vệ cửa kính khi có bão, giông lốc
Suckhoecuocsong.vn