Uống trà đặc nguy hiểm cho sức khỏe là điều nên biết

21/09/2018 14:13

Tác hại của việc uống trà đặc, uống nhiều bạn nên biết

Trà, đúng là nó có thể chữa được một số bệnh. Trong đông y người ta coi nó như một vị thuốc. Thế nhưng trà không phải là một vị thuốc chữa bách bệnh. Trà đặc, không những không chữa được bệnh mà ngược lại còn có phần hại cho cơ thể. Uống trà, có những cái tốt nhất định. Nhưng uống trà nhiều, và uống quá đặc lại là điều bất lợi.

1, Lợi ích khi dùng một lượng vừa phải

Trà có khả năng gây hưng phấn

"Uống trà làm cho tinh thần sàng khoái, tỉnh táo". Nguyên là do trong lá chè có chất theophylin là một chất kết tinh màu trắng có vị đắng có khả năng kích thích làm hưng phấn thần kinh tăng sự tuần hoàn máu, làm giảm bớt mệt nhọc và làm tăng khả năng tiểu tiện. Đông y gọi nó là một vị thuốc lợi tiểu.

Tác dụng chữa bệnh

Lá chè còn có vị chát. Đó là do trong chè có thành phần tanin. Tanin là một thứ bột màu vàng, dễ hòa tan trong nước, có vị hơi chát. Tanin có tính kiềm có khả năng giải độc, có khả năng cầm máu, có thể dùng chữa trị các loại bệnh về máu như đông máu, làm vững thành mạch, chữa đau bụng ợ hơi, ngộ độc nhẹ.

Có thành phần vitamin

Lá chè còn có hương thơm quyến rũ và một số vitamin có tác dụng nhất định với sức khỏe con người. Vậy uống trà đúng cách là có lợi cho sức khỏe.

2, Tác hại của việc uống trà đặc, uống nhiều

Nếu lạm dụng trà, uống đặc sẽ có những phản tác dụng.

Gây nghiện

Uống trà cũng như uống cà phê nếu bạn dùng hang ngày trong thời gian dài bạn sẽ rất khó rời bỏ nó. Bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó tập trung khi thiếu chúng. Đây là dấu hiệu của bạn nghiện chè hoặc cà phê.

Gây lo lắng

Hàm lượng caffeine trong trà có tác dụng tốt với một số người, nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác. Uống quá nhiều trà có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và gây khó ngủ.

Xương nhiễm độc flour

Đây là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhất của việc uống trà quá nhiều. Trà có hàm lượng florua cao khiến xương nhiễm độc flour, dẫn đến đau nhức.

Đây là tác dụng phụ tồi tệ nhất của việc uống trà quá nhiều. Những người uống nhiều trà trong một ngày tăng 50% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.

Suy thận

Đây là tác dụng phụ hiếm gặp khi bạn uống nhiều trà, kể cả trà đá, tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Gần đây, một người Mỹ 56 tuổi bị suy thận có liên quan đến việc tiêu thụ lượng trà quá cao.

Táo bón

Nhiều người tin rằng uống trà buổi sáng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây tác hại. Một hóa chất trong trà gọi là theophylline có thể gây ra hiệu ứng khử nước trong ruột, dẫn đến táo bón.

Các vấn đề về tim mạch

Những người có bệnh tim hoặc đang hồi phục từ các rối loạn tim mạch nên tránh trà đen. Caffeine trong trà không tốt cho hệ thống tim mạch, làm trầm trọng thêm các vấn đề của cơ quan này nếu tiêu thụ nhiều.

Gây hại dạ dày

Caffeine trong trà đen có thể khiến dạ dày sản xuất các chất có tính axit. Do vậy, những người đang gặp phải các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày không nên uống trà đen.

Lợi tiểu và gây rối loạn giấc ngủ

Caffeine trong trà như thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng gây hại nếu dùng quá mức (khoảng 300 mg caffein tương đương với 6 cốc trà). Nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.

Ở quê họ dùng trà hang ngày, uống trà như uống nước lọc. Cứ khách đến nhà là mời nhau chén nước trà. Tuy nhiên một vài chén nhở như vậy không ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng uống trà thành thói quen sẽ nghiện nước trà, uống liên tục chén này qua chén khác. Uống trà kiểu như vây sẽ chẳng có lợi gì cho sức khỏe. Mà uống trà quá đặc là điều không tốt nhất là sau bữa ăn

Chất tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất có tính loại trừ khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, và tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Ngoài ra, tannin khi kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, trứng, sữa, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành các chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh sỏi thận. Tannin còn gây phản ứng với các khoáng chất có gốc kim loại trong thức ăn như: sắt, magiê, kẽm, tạo ra các axít gây hại cho dạ dày.

Trong dạ dày có chứa sẵn các men tiêu hoá và axit giúp quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Tuy nhiên, uống trà ngay sau khi ăn cũng sẽ “làm loãng” các men tiêu hoá này, từ đó hạn chế khả năng tiêu hoá của dạ dày.

Các thực nghiệm cũng chỉ ra rằng dù chỉ là 15ml nước trà ngay sau bữa ăn cũng làm giảm tới 50% khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Trà càng đặc thì lượng sắt cơ thể hấp thụ càng thấp. Lâu ngày có thể gây ra hiện tượng thiểu máu do thiếu sắt.

Trà quá đặc hay uống quá nhiều, thần kinh bị kích thích liên tục và quá mức, không được nghỉ ngơi. Tai hại không thấy ngay nhưng suy sụp dần dần. Tanin nhiều còn làm cho người ta đại tiện khó khăn, tiêu hóa không tốt, cộng thêm tác hại cho con người. Cái gì cũng nên đúng phương pháp và mức độ để tận dụng triệt để cái lợi mà loại trừ cái hại.

Suckhoecuocsong.vn 

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột gây ra béo phì

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột