Tỷ lệ trẻ béo phì tại TPHCM tăng gần 50% và những hệ lụy
Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, có đến 41% trẻ em trên địa bàn thành phố bị thừa cân, béo phì
Thế kỷ 21 có một thực tế là các bà mẹ có con “mi nhon - còi” thường không lo lắng bằng các ông bố, bà mẹ có con bị béo phì bởi số lượng trẻ béo phì đang gia tăng tại các châu lục và là căn bệnh của xã hội hiện đại...
Tại Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, có đến 41% trẻ em trên địa bàn thành phố bị thừa cân, béo phì và tăng gấp đôi chỉ trong 5 năm trở lại đây (2010 đến 2015).
Xét về nguyên nhân, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nhiều phụ huynh ít quan tâm đến vấn đề béo phì của trẻ. Vì vậy, khi cảm thấy trẻ có “nguy cơ” béo phì cần đi khám thì đã rơi vào béo phì độ 2 trở lên dẫn đến các hệ lụy cho sức khỏe.
Theo các bác sĩ, biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này là tiểu đường, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp... Điều này thể hiện qua con số của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, có đến 15% trẻ bị tăng huyết áp.
Vì vậy, để giảm thiểu tình trạng trẻ bị thừa cân, béo phì, các chuyên gia khuyến cáo gia đình cần áp dụng cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể chất thường xuyên. Ngoài ra, đối với trẻ bị thừa cân, béo phì từ 3 tuổi trở lên cần được thăm khám để tầm soát béo phì và phát hiện sớm các biến chứng về sau.
Tổng hợp