Truyền máu có lây nhiễm Covid-19?

14/03/2020 13:57

Chưa cho thấy bằng chứng về việc các virus đường hô hấp có khả năng lây truyền qua đường máu.

Trên mạng xã hội xuất hiện một số thông tin lan truyền rằng hiến máu có thể làm lây truyền virus corona thông qua đường máu khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Để làm sáng tỏ vấn đề này hãy nghe ý kiến của chuyên gia huyết học về vấn đề truyền máu có lây nhiễm Covid-19.

Các tài liệu ghi chép các dịch bệnh do virus gây ra như: SARS, MERS, Covid-19 đều chưa cho thấy bằng chứng về việc các virus đường hô hấp có khả năng lây truyền qua đường máu.

Theo như báo cáo của WHO năm 2003 chỉ ra rằng không ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm virus SARS-CoV do truyền các chế phẩm máu trong đại dịch SARS diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới vào năm 2002 – 2003

Trước đó vào ngày 1/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy dù đã tìm thấy các đoạn RNA của virus SARS-CoV-2 trong máu của các bệnh nhân có triệu chứng mắc COVID-19 nhưng không có nghĩa là có nguy cơ lây nhiễm.

Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định các virus lây truyền qua đường hô hấp chưa được ghi nhận có khả năng lây truyền qua đường máu.

Khi khám tuyển người hiến máu bên cạnh áp dụng các biện pháp sàng lọc thường quy khi khám tuyển người hiến máu để hạn chế các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp hoặc sốt, các trung tâm truyền máu có thể trì hoãn hiến máu đối với những trường hợp được chẩn đoán nhiễm COVID-19 hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật châu Âu (ECDC) và Hiệp hội các ngân hàng máu Hoa Kỳ (AABB) chỉ khuyến cáo trì hoãn hiến máu 21 ngày đối với những người trở về từ vùng dịch và những người khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 kể từ thời điểm không còn nhiễm virus này. Khuyến cáo này cũng tương tự như ECDC và AABB đã áp dụng cho dịch SARS và MERS trước đây.

AABB, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) hiện không đưa ra khuyến cáo là cần phải làm xét nghiệm sàng lọc vi rút SARS-CoV-2 giống như chúng ta phải sàng lọc những virus khác.

Chưa có bất kỳ trường hợp nào lây nhiễm các loại vi rút đường hô hấp bao gồm cúm, MERS, SARS hoặc SARS-CoV2 qua đường truyền máu trong vòng 2 thập kỷ qua. Mặc dù vậy, một số cơ sở truyền máu ở Hoa Kỳ cũng đã áp dụng trì hoãn 28 ngày với những người có tiền sử đi tới vùng dịch COVID-19 kể từ thời điểm rời khỏi vùng dịch.

Để đảm bảo đủ nguồn máu cung cấp cho những người bệnh vào ngày 3/3/2020 Nhóm Đặc trách liên ngành của AABB về ứng phó thảm họa và khủng bố đã kêu gọi khẩn cấp những người dân khỏe mạnh, đủ điều kiện sức khỏe giữ lịch hện hiến máu. Bởi nhiều cơ sở truyền máu ở Hoa Kỳ đang đối mặt với tình trạng khan hiếm máu, máu dự trữ chỉ đáp ứng được từ 3 đến 5 ngày. Khiến cho hàng chục lịch hiến máu đã bị hủy, nhiều người dân đã hẹn nhưng không đến hiến máu

Đại diện Trung tâm máu Vitalant cho biết họ chỉ có thể đảm bảo cung cấp máu cho những người bệnh thật sự cần trong vòng 4 ngày; nhiều nhóm máu chỉ đáp ứng dưới 50% so với nhu cầu.

Tuyên bố của AABB cũng nhấn mạnh người khỏe mạnh không có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 qua việc hiến máu hoặc truyền máu. AABB sẽ phối hợp chặt chẽ với FDA và CDC để tăng cường các biện pháp đảm bảo nguồn cung cấp máu trong thời gian tới.

Suckhoecuocsong.vn/ Nguồn: Lá chắn virus Corona

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?