Tránh ung thư tuyệt đối không sử dụng hộp nhựa có ký hiệu này
Làm gì khi trong nhà có những món đồ nhựa PC số 7, phân biệt ký hiệu trên các sản phẩm đồ nhựa
Tránh ung thư tuyệt đối không sử dụng hộp nhựa có ký hiệu này
Loại nhựa chứa nhiều độc tính gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài, khi gặp nhiệt độ cao sẽ ngấm vào nước uống gây hại cho sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ ung thư
Khá nhiều gia đình Việt thường sử dụng các loại hộp nhựa để lưu trữ, đựng thức ăn nhưng khi sử dụng các đồ nhựa này ít người quan tâm đến ký hiệu các sản phẩm nhựa. Loại nhựa có tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho sức khỏe, đặc biệt là mầm mống ung thư chính là nhựa PC số 7
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, những sản phẩm làm từ nhựa nguyên chất hoặc nhựa có chất lượng cao, thì không gây độc và an toàn cho sức khỏe. Nhưng các loại nhựa rẻ tiền hay chứa các chất phụ gia hóa dẻo, chất chống tia tử ngoại, chất độn, bột màu… thì lại chứa nhiều độc tố gây hại cho người sử dụng thậm chí gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Nhựa PC số 7 là một trong những loại nhựa độc hại bậc nhất. Ký hiệu PC trên các hộp nhựa, đồ nhựa là viết tắt của cụm từ Polycarbonate, là nhựa vô hình không màu và trong suốt, thường được ứng dụng nhiều vì độ bền va đập cao, độ cứng ổn định, có màu sắc đẹp và chống mài mòn tốt. Nhựa số 7 còn có chứa hoạt chất Bisphenol A (BPA), đây là một chất độc hại có thể gây vô sinh, tiểu đường và ung thư nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng. Nhựa số 7 không chịu được nhiệt độ cao, vì thế khi gặp nhiệt độ cao chúng sẽ bị biến chất hay là sản sinh chất độc.
Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm nên nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng loại nhựa này để sản xuất thành các chai lọ nhỏ, sau đó bán với giá rẻ để kiếm lời. Trong khi đó, các bà nội trợ thường sử dụng các loại sản phẩm này để đựng thực phẩm, thức ăn đã chế biến, dưới tác dụng của nhiệt độ cao, các chất gây ung thư sẽ thẩm thấu vào đồ ăn và đi vào cơ thể, cuối cùng sản sinh bệnh tật từ đó nguy hiểm cho sức khỏe
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chia sẻ thêm: "Đồ nhựa nhà bếp của các hãng lớn thường có đủ tính năng kháng khuẩn, chịu nhiệt nóng lạnh, chống tác động tia tử ngoại, khử mùi… Còn những hộp nhựa, chai nhựa rẻ tiền, bán trôi nổi trên thị trường sẽ gây nhiễm độc cơ thể nếu dùng để đựng gia vị hay ngâm rượu thuốc dài ngày”.
Làm gì khi trong nhà có những món đồ nhựa số 7?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, nhựa PC số 7 chỉ nên sử dụng để đựng các chất hóa học như xăng, dầu hỏa,.... không sử dụng để dựng đồ ăn, đồ uống. Tuyệt đối không được sử dụng loại nhựa này để tích trữ thực phẩm dài hạn, nhất là không dùng để đựng thức ăn nóng vì sẽ làm chất gây ung thư thẩm thấu vào cực nhanh từ đó gây hại cho sức khỏe người sử dụng
Để đảm bảo an toàn, nên mua các món đồ nhựa của các nhãn hiệu uy tín, có chứng nhận của cơ quan kiểm định nếu muốn đựng thực phẩm.. Khi sử dụng đồ nhựa hãy sử dụng các đồ nhựa có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước, nếu các sản phẩm này bị xước hay có dấu hiệu bất thường cần loại bỏ ngay, không sử dụng.
Cách phân biệt ký hiệu trên các sản phẩm đồ nhựa
Nhựa PETE - ký hiệu số 1:
Nhựa số 1 thường xuất hiện ở các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây,... nhưng loại đồ nhựa có ký hiệu này chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Nhựa HDPE - ký hiệu số 2:
Nhựa HDPE - ký hiệu số 2 có thể dùng để đựng thực phẩm lâu dài, khá an toàn cho sức khỏe. Loại nhựa có ký hiệu số 2 này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm. Loại nhựa số 2 thường được sử dụng để chế tạo các vật dụng như: bình đựng sữa, đựng dầu ăn, chai nhưa, các bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.
Nhựa PVC - ký hiệu số 3:
Nhựa số 3 thường được sử dụng để chế tạo màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng… Đây là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ cao từ lò vi sóng
Nhựa LDPE - ký hiệu số 4:
Nhựa LDPE - ký hiệu số 4 được chế tạo trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh. Nhựa số 4 chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe
Nhựa PP - ký hiệu số 5:
Nhựa có ký hiệu số 4 được có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe. Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng, 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 - 170 độ, chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại.
Nhựa PS - Nhựa tái sinh số 6:
Nhựa PS dùng làm hộp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần nhưng loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại nên không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài
Khi chọn mua các sản phẩm nhựa để đựng thức ăn, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống nên chọn mua loại nhựa có ký hiệu PET (Polyethylene Terephthalate), HDPE (High-Density Polyethylene), LDPE (Low-Density Polyethylene) và PP (Polypropylene), tuyệt đối không tái sử dụng các loại nhựa sử dụng 1 lần như chai nước, ống hút, cốc cà phê…
Chọn mua đồ nhựa hãy chú ý tới độ cứng và màu sắc của các loại hộp nhựa đựng thực phẩm. Những loại hộp nhựa cứng và có màu trắng thường có độ an toàn cao hơn, không chọn mua những loại đồ nhựa mới cầm lên đã nghe mùi hắc. Để bảo vệ sức khỏe không các thùng nhựa đã đựng hóa chất để đựng nước ăn hay các loại thực phẩm lỏng
Suckhoecuocsong.vn