Thức ăn bị mốc không nên ăn vì sao?

06/10/2018 10:05

Ước tính mỗi năm có 600 triệu người bị bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

Thức ăn bị mốc nguy hiểm thế nào đối với sức khỏe con người

Thực phẩm an toàn là nền tảng để đảm bảo sức khoẻ và năng suất của con người, đảm bảo phúc lợi kinh tế quốc gia và giảm nghèo. Theo báo cáo của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có 600 triệu người bị bệnh sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm, trong đó khoảng 420.000 tử vong. Nguyên nhân gây bệnh là do ăn các thực phẩm nhiễm mầm bệnh, nấm mốc, hóa chất và ký sinh trùng có trong quá trình sản xuất, chế biến và phân phối và bảo quản.

Thức ăn đã bị mốc lại không nên ăn vì sao?

Năm 1960, ở nước Anh đã xảy ra sự kiện gà tây làm náo động ngành chăn nuôi thế giới. Có một nông trường nuôi hơn 100 nghìn con gà tây. Chẳng biết nguyên nhân từ đâu, chỉ trong vòng mấy tháng toàn bộ số gà đó chết sạch, nông trường bị thiệt hại lớn. Sự kiện này đã làm các nhà khoa học chú ý. Qua khảo sát thực tế, gà được chăm sóc và phòng bệnh rất chu đáo. Cái chết của hơn 100 nghìn con gà tây ở đây chỉ là do ăn phải một loại thức ăn được chế từ Ịạc mốc. Các nhà khoa học đã tìm ra độc tố aflatoxin do nấm mốc Aspergillus flavus trong lạc mốc. Nếu cho các con vật thí nghiệm ăn, tất cả đều bị khối u ở gan và mề. Gà vì vậy mà chết.

Đã có nhiều người điều tra và làm hóa nghiệm các loại thức ăn trong thành phần có lạc, ngô, đậu vàng, lúa nếp, lúa tẻ, kiều mạch, cao lương vừng, đậu ván, khoa lang,... và kết luận: sau khi bị mốc chúng đều sinh ra các loại độc tố có mức độ độc khác nhau. Khi ăn vào, người và động vật có nhiều khả năng phát sinh ra những khối u.

Ở vùng Hoa Đông Trung Quốc đã có lần xảy ra sự kiện nhâu dân ăn phải ngô mốc và bị ngộ độc rất nhiều. Một vài nơi vẫn còn thòi quen ăn cả những lương thực thực phẩm đã bị mốc. Tỷ lệ mắc bệnh u gan ở nơi đó tăng rõ rệt.   

Các nhà y học đã chứng minh rằng có một loại độc tố của nấm mốc là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư gan.

Theo Howstuffworks, mốc trên bề mặt thức ăn thường xuất hiện dưới dạng một vùng trắng hoặc xanh. Nó thể xuất hiện trên tất cả bề mặt thực phẩm hoặc chỉ một phần nào đó. Trong khi sự phát triển nấm mốc trông như chỉ diễn ra trên bề mặt, nấm mốc là một loại nấm có cấu trúc tương tự như gốc cây, thân và bào tử. Các rễ, thường không nhìn thấy bằng mắt thường, có thể phát triển khá sâu. Các cuống và bào tử là những gì bạn nhìn thấy trên bề mặt. Các bào tử có thể phát tán trong không khí. Đó là nguyên nhân gây ra nấm mốc trên các vật thể hiện tại, cũng như lây lan sang các thực phẩm ở bên cạnh.

Những thức ăn, thực phẩm đã bị mốc nếu được đun sôi hoặc hấp chín lại có thể còn dùng được không?

Qua nghiên cứu loại độc tố của mốc ở lạc dễ gây ung thư và một số độc tố mốc khác cho biết chúng đều có khả năng chịu nhiệt cao, có lại phải gia nhiệt lên đến 268 độ C mới bắt đầu phân giải, như loại độc tố nấm mốc ở lạc gây ung thư. Như vậy rõ rang đun nấu, rán đếu chưa tới mức nhiệt đó, chưa phá hủy được độc tố do mốc gây ra trong thực phẩm, thức ăn. Nếu cứ ăn thì vẫn không thể đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Để đề phòng có u và có thể trở thành ung thư, chúng ta nên loại trừ các thức ăn đã bị mốc.

Vậy các thức ăn được chế biến bằng cách lên mốc như tương, sữa chua,….khi ăn vào có bị u không?

Mỗi loại mốc thường phát triển mạnh trong môi trường thuận lợi của nó như độ ẩm, nhiệt độ, áp suất thích hợp và phụ thuộc chất nuôi cấy và cách chế biến. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, không thấy trong những thức ăn đó có độc tố cả loại mốc như ở lạc mốc, cho nên khi ăn chắc chắn không bị bệnh. Còn nếu lạc đã bị mốc tốt nhất là nên bỏ đi.

Và không phải tất cả nấm mốc điều có hại. Một số loại pho mát, chẳng hạn như Roquefort, được nhuốm màu xanh lá cây giống như màu "tĩnh mạch". Để đạt được chất lượng này, các nhà sản xuất giới thiệu một loại nấm mốc có thể ăn được trong suốt quá trình sản xuất. Các pho mát thành phẩm hoàn toàn an toàn để ăn dù chúng có hương vị đặc trưng không phải ai cũng nuốt nổi.

Tuy nhiên phần lớn những gì đã mốc thì chúng ta nên quăng nó vào thùng rác vì phần đa các loại nấm mốc tạo ra các chất độc có hại được gọi là độc tố nấm mốc, có thể gây ra bệnh nghiêm trọng.

 

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?