Thói quen buổi sáng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm
Những thói quen buổi sáng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm
Thói quen buổi sáng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm
Giấc ngủ có quan hệ mật thiết với sức khoẻ của con người, giấc ngủ không tốt không những ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và hoạt động xã hội của chúng ta, mà còn là yếu tố quan trọng gây ra hoặc tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh. Chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó có cả thói quen buổi sáng.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta có thể ngủ đủ giấc hay không bao gồm công việc, gia đình, thói quen cá nhân, tinh thần, sức khỏe. Tuy nhiên, có ít nhất 5 điều mọi người thường làm vào buổi sáng ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon vào ban đêm của họ mà nhiều người vẫn đang duy trì thói quen đó
Thời gian thức dậy không cố định mỗi ngày
Khá nhiều người thường hay ngủ nướng hoặc thức giấc không theo một khung giờ cố định nhất là vào các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ cuối tuần chúng ta thường có xu hướng thức dậy muộn hơn. Tuy nhiên, nếu ngủ nhiều hơn vào chủ nhật có thể khiến chúng ta ngủ muộn hơn vào tối hôm đó, keo theo đó ngày hôm sau chúng ta cảm thấy khá mệt mỏi khi dậy sớm đi làm vào sáng thứ Hai
Ngoài ra, thời gian thức dậy không cố định, thức dậy ngẫu nhiên cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà các chuyên gia gọi là sự mâu thuẫn giữa lịch trình xã hội và đồng hồ sinh học của mọi người. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và trầm cảm, ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe
Dán mắt vào điện thoại
Sau khi thức dậy nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại để lướt web hoặc tra các thông tin mà mình đang cần. Tuy nhiên, việc kiểm tra tin nhắn trên điện thoại ngay sau khi bạn thức dậy giống như việc để ai đó thống trị bạn vào đầu ngày, chúng ta có thể bị hưởng bởi anh ấy (hoặc cô ấy) trong suốt cả ngày
Do đó, tốt hơn hết chúng ta nên sử dụng đồng hồ báo thức thông thường thay vì sử dụng điện thoại để đánh thức mỗi buổi sáng. Cố gắng giữ cho mình không có điện thoại cả trước khi ngủ và khi thức dậy từ đó cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, ngủ đúng giờ
Uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine
Những người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ 400mg caffeine mỗi ngày một cách an toàn, tương đương với 4 tách cà phê pha hoặc 2 ly nước tăng lực. Caffeine phát huy tác dụng trong vòng 15 phút sau khi uống và đạt đến đỉnh điểm sau khoảng một giờ.
Theo Phòng khám Cleveland, một nửa lượng caffeine vẫn còn trong cơ thể sáu giờ sau khi uống. Có thể mất đến 10 giờ để caffeine biến mất hoàn toàn khỏi máu. Như vậy nếu bạn uống một vài cốc cà phê vào buổi sáng, bạn vẫn sẽ bị ảnh hưởng bởi caffeine vào bữa tối. Và một số người đặc biệt nhạy cảm với caffeine sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi nó.
Để cải thiện giấc ngủ, hạn chế thức quá khuy chúng ta có thể thử giảm lượng caffeine và xem liệu bạn có ngủ ngon hơn vào ban đêm hay không
Không lập danh sách việc cần làm
Lập danh sách việc cần làm giúp bạn có ý tưởng, định hướng, kế hoạch thực hiện về những việc cần làm mỗi ngày và đây cũng là một cách hiệu quả để chống lại sự lo lắng, căng thẳng. Bởi mọi người thường trằn trọc mãi không ngủ được khi mà nghĩ gì về các công việc còn đang dang dở, chưa hoàn thành được như ý muốn
Các chuyên gia cho biết chỉ cần lập danh sách từ 3 đến 5 điều bạn có thể thực sự làm trong ngày. Đây là một kế hoạch cần làm, không phải là một danh sách mong muốn từ đó giúp chúng ta chống lại sự lo lắng, căng thẳng từ đó giúp ngủ ngon hơn
Không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên
Giấc ngủ được điều khiển bởi đồng hồ sinh học của cơ thể, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chu kỳ năng lượng mặt trời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng thời gian từ khoảng hai giờ trước khi đi ngủ đến khoảng một giờ trước khi thức dậy thông thường là lúc đồng hồ sinh học của bạn nhạy cảm nhất với ánh sáng.
Tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trong thời gian này có thể ảnh hưởng đến thời gian một người muốn ngủ và sẵn sàng ngủ, CDC cho biết. Điều này có nghĩa là tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào buổi sáng có thể điều chỉnh giờ đi ngủ của bạn, cho phép bạn đi ngủ sớm hơn vào buổi tối.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Ảnh hưởng nguy hiểm của việc mất ngủ lên các cơ quan trong cơ thể – những tác động lâu dài
Mất ngủ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Suckhoecuocsong.vn