Thời điểm tuyệt đối không uống nước dừa tránh tăng đường huyết
Những thời điểm không uống nước dừa tránh tăng đường huyết
Nước dừa là một trong những loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, chúng được coi là thần dược sức khỏe. Nước dừa rất giàu vitamin, axit amin cùng nhiều khoáng chất khác có lợi cho sản xuất collage cho cơ thể. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều sinh khoáng tố, kali, magie giúp giải khát, cung cấp năng lượng. Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận, tăng hệ miễn dịch.
Khi uống nước dừa đền đặn sẽ thúc đẩy hệ thống chống oxy hóa bên trong cơ thể ngăn ngừa các bệnh ung thư, tim mạch, huyết áp,…. Nước dừa chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C có vai trò mờ thâm nám, giúp da trắng mịn, rạng ngời.
Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axit dạ dày, viêm loét dạ dày.
Loại nước này cũng rất giàu axit lauric, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các virus, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể uống nước dừa tùy hứng, uống theo sở thích thậm chí lạm dụng loại nước này. Để đảm bảo sức khỏe có hai thời điểm tuyệt đối không nên uống nước dừa chính là khi nước dừa đã bị hỏng hoặc khi cơ thể chúng ta đã tiêu thụ quá nhiều.
Nước dừa rất dễ lên men nhất là trong thời tiết nóng nực, nhiệt độ tăng cao, theo thời gian, hàm lượng chất dinh dưỡng của chúng sẽ bị suy giảm nếu tiếp xúc quá lâu với không khí, nhiệt độ môi trường nên rất hay gặp tình trạng bị chua, lên men. Do đó, để đảm bảo sức khỏe nên uống ngay khi vừa được bổ ra, hoặc mới mở nắp chai (đối với nước dừa đồng chai). Nếu nhận thấy nước dừa chuyển màu, có vị chua thì nên loại bỏ ngay vì lúc này uống nước dừa sẽ gây tổn hại cho hệ tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng thậm chí bị ngộ độc thực phẩm.
Các chuyên gia khuyến cáo, không nên uống nhiều hơn một cốc nước dừa mỗi ngày bởi nếu uống quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe như:
Đi tiểu liên tục
Nước dừa có công dụng lợi tiểu nên sẽ chỉ cung cấp nước và tăng cường năng lượng. Khi uống nhiều nước dừa sẽ khiến chúng ta phải đi vệ sinh thường xuyên vì vậy hãy uống nước dừa điều độ, không uống quá nhiều.
Không an toàn cho những người bị dị ứng
Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ loại trái cây hoặc loại hạt nào thì cần chú ý khi dùng nước dừa vì nó có thể gây ra vấn đề cho sức khỏe. Đối với những người bị dị ứng khi uống nước dừa có thể làm trầm trọng thêm các phản ứng dị ứng ở người, có thể gây nghiêm trọng trong một số trường hợp.
Tăng lượng đường trong máu
Uống nhiều nước dừa có thể tăng lượng đường trong máu bởi nước dừa có thể ít đường nhưng chúng lại chứa nhiều calo và carbohydrate nên không có lợi cho những người đường huyết cao, người bệnh tiểu đường.
Gây huyết áp thấp
Những người đang dùng thuốc huyết áp nên tránh uống nước dừa vì nó có thể khiến huyết áp của họ xuống mức cực thấp gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Gây mất cân bằng điện giải
Uống quá nhiều nước dừa khiến hàm lượng kali trong cơ thể sẽ tăng lên, gây mất cân bằng điện giải và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Tăng kali máu
Uống quá nhiều nước dừa cùng lúc có thể gây ra tình trạng tăng kali máu, từ đó dẫn đến suy nhược, choáng váng và mất ý thức.
Làm hại thận
Nước dừa chứa hàm lượng lớn kali nên những người thận yếu nếu tiêu thụ quá nhiều nước dừa sẽ làm thận phải hoạt động nhiều hơn, từ đó gây hại cho sức khỏe của thận.
Để đảm bảo đảm sức khỏe chỉ nên nên uống 3-4 trái/tuần, không nên uống liên tục trong nhiều ngày, uống liên tục nước dừa trong thời gian ngắn. Những người bị bệnh thận, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, tiểu đường, người đang bị đau bụng kinh, người bệnh trĩ, huyết áp thấp, cảm lạnh… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống nước dừa để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những người không nên uống nước dừa
Giải nhiệt cơn khát mùa hè bằng ly dừa tắc siêu ngon
Suckhoecuocsong.vn