Thời điểm lão hóa của các bộ phận trong cơ thể

26/12/2014 17:09

Hãy cùng chuyên mục sức khỏe của Skcs.vn tìm hiểu thời điểm lão hóa của các bộ phận trong cơ thể trong bài viết dưới đây.

 

1. Não

 

20 tuổi: Số lượng tế bào não trung bình là khoảng 100 tỷ noron và bắt đầu giảm đi từ tuổi 20. Chuyên gia về thần kinh học của Trung tâm tư vấn sức khỏe thuộc Học viện Imperial London (Anh) cho biết, tế bào thần kinh bị thoái hóa theo thời gian gây ra nhiều ảnh hưởng nhất cho cơ thể con người. Khi 40 tuổi, mỗi ngày có khoảng 10.000 noron lão hóa, chức năng điều phối và trí nhớ suy giảm rõ rệt.

 

2. Đường ruột

 

Vào tuổi 55: Đường ruột khỏe có tác dụng cân bằng các lợi khuẩn và hại khuẩn. Đến tuổi 55 các lợi khuẩn đường ruột giảm đi đáng kể, kết quả là chức năng tiêu hóa suy yếu, dễ bị táo bón và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

 

3. Ngực

 

Tuổi 35: Với phụ nữ, khi 35 tuổi, vòng 1 viên mãn sẽ “xẹp” bớt đi. Từ 40 tuổi, ngực bắt đầu chảy xệ. Khả năng mắc ung thư vú tăng theo độ tuổi.

 

4. Bàng quang

 

Tuổi 65: Mất khả năng kiểm soát bàng quang là bệnh thường gặp ở người già. Ở tuổi 65, bàng quang bị thu nhỏ, không đủ khoảng trống chứa hết nước tiểu. Phụ nữ rất dễ gặp các bệnh lý về bàng quang, do tuổi cao, mức estrogen giảm khiến các mô niệu đạo mỏng đi, chức năng hỗ trợ bàng quang cũng yếu dần. Dung lượng bàng quang của người trung niên chỉ bằng một nửa người trẻ tuổi. Do đó, khi càng già, số lần đi tiểu càng nhiều. Hơn nữa, tình trạng tiểu dắt ở tuổi già còn dễ gây nhiễm trùng niệu đạo.

 

5. Phổi

 

Tuổi 20: Ở tuổi 20, chức năng phổi đã bắt đầu suy yếu. 30 tuổi, mỗi lần hít, phổi thường chứa được 946 ml không khí, nhưng khi 70 tuổi, con số này giảm xuống chỉ còn 473 ml.

 

 

6. Giọng nói

 

Tuổi 65: Càng lớn tuổi, giọng nói càng nhỏ, trầm và khàn đi. Nguyên nhân là các cơ quan vòm họng lão hóa, ảnh hưởng đến chất lượng và độ lớn của âm thanh.

 

7. Mắt

 

Tuổi 40: Với người có thị lực bình thường, ở tuổi trung niên mắt thường chuyển sang viễn thị. Tuổi cao, các cơ vùng mắt nhão, thị lực giảm sút và dễ mắc bệnh lý về thủy tinh thể.

 

8. Tim mạch

 

Tuổi 40: Ở tuổi này, mạch máu giảm tính đàn hồi, động mạch bị xơ cứng, nguyên nhân do chất béo tích tụ ở thành mạch, lượng máu bơm đến tim giảm, từ đó dẫn đến các cơn đau thắt ngực. Phụ nữ từ 45 tuổi, nam giới từ 55 tuổi tỷ lệ mắc bệnh tim rất cao.

 

9. Gan

 

Tuổi 70: Gan được cho là bộ phận cơ thể chống chọi được dài hơi nhất. Bác sĩ ngoại khoa về gan thuộc Bệnh viện Hoàng gia Leicester của Anh chỉ ra “ở người khỏe mạnh, khả năng tái sinh của tế bào gan rất mạnh mẽ”. Nếu có chế độ sinh hoạt điều độ, không mắc bệnh truyền nhiễm và không uống rượu thì lá gan của một người 70 tuổi vẫn có thể cấy ghép cho người 20 tuổi.

 

(Theo ANTG)

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng các bệnh hô hấp

Hệ vi sinh đường ruột và các bệnh đường hô hấp có mối liên hệ như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?