Thịt vịt tuyệt đối đừng nên kết hợp với những thực phẩm này

04/08/2020 09:01

Những thực phẩm nào không nên kết hợp với thịt vịt

Thịt vịt là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Thịt vịt có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: vịt luộc, vịt nướng, gỏi vịt, cháo vịt,…Nhưng các bạn có biết thịt vịt không phải kết hợp chung với món nào cũng được. Dưới đây là danh sách các thực phẩm không nên kết hợp với thịt vịt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc nếu bạn ăn quá nhiều.

Bạn có biết, thịt vịt có chứa rất nhiều protein, cứ 100g thịt vịt lại có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Ngoài ra thịt vịt còn chứa nhiều canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E)... cực tốt cho sức khỏe.

Trong Đông y có ghi chép lại rằng, vịt là loại gia cầm thịt ngọt tính hàn, bổ âm, bồi dưỡng tỳ vị, làm nước trong cơ thể thanh sạch … Sách "Nhật dụng bản thảo" của Trung Quốc cho biết: “Vịt bổ phần âm của ngũ tạng, bổ máu, bổ dạ dày, giải nhiệt, làm hết giật mình, kinh sợ, giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần...”. Sách “Danh y biệt lục” còn nói: “Thịt vịt trừ nhiệt bổ hư, bổ phủ tạng, làm lợi cho sự vật động của nước trong cơ thể”...

Thịt vịt không nên ăn kèm, nấu chung với những loại thực phẩm này

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có 4 thực phẩm không nên kết hợp với thịt vịt

Thịt ba ba:

Thịt vịt vốn chứa nhiều đạm, còn thịt baba lại có nhiều chất sinh học có thể làm biến đổi chất đạm và giảm dinh dưỡng của 2 loại thịt này. Ngoài ra, thịt ba ba ngọt bình không độc, thịt vịt thuộc tính hàn cho nên 2 thực phẩm này cần tránh kết hợp với nhau kẻo gây ra phù phũng, tiêu chảy.

Quả mận:

Theo Đông y, thịt vịt có tính hàn, giúp giải nhiệt tốt cho cơ thể. Trong khi đó, quả mận tính nóng, khi ăn vào sẽ gây ra nóng ruột. Nếu chúng ta ăn 2 thực phẩm này cùng một lúc sẽ gây ra bệnh khó tiêu, chướng bụng, nóng ruột, hại sức khỏe.

Thịt rùa:

Nếu ăn thịt rùa chung với thịt vịt sẽ làm cho cơ thể bạn rơi vào tình trạng "âm thịnh dương suy", từ đó gây phù nề, tiêu chảy.

Trứng gà:

Trứng gà và thịt vịt đều tính hàn, kết hợp với nhau có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Những loại thực phẩm nên kết hợp cùng với thịt vịt sẽ cực tốt cho sức khỏe.

Để thịt vịt ngon lành và phát huy tác dụng khi ăn, lương y Bùi Đắc Sáng khuyên nên chế biến thịt vịt cùng một số món như:

Củ mài:

 Ăn thịt vịt chung với củ mài có thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt hiệu quả bồi bổ rất tốt.

Cải thảo:

 Thịt vịt có chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol… vì vậy nếu ăn cùng loại rau chứa nhiều vitamin C như cải thảo sẽ có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Kim ngân hoa:

Trong Đông y, thịt vịt nổi tiếng với công dụng tiêu sưng, trị nhiệt độc, mụn độc. Còn kim ngân hoa lại có công dụng trong giải độc, tiêu trừ mụn, nhuận da… 2 món này ăn kèm với nhau sẽ là liều "thuốc quý" cho da.

Cháo:

Món cháo vịt có thể làm giảm chất béo trong cơ thể, ngoài ra có thể đào thải chất dư thừa.

Bí quyết giúp khử mùi hôi của vịt

Nếu không được loại bỏ triệt để mùi hôi của vịt sau khi chế biến sẽ dễ dàng để lại vị khó ăn.

+ Trong quá trình làm sạch thịt vịt bạn nên lấy hết phần tuyến nhờn ở đuôi vịt để tránh mùi hôi bị tiết khi luộc hoặc có thể cắt bỏ hẳn phần phao câu vịt.

+ Dùng gừng và rượu trắng vì hai thứ này chính là khắc tinh của vịt, gừng giã nhuyễn thêm ít rượu trắng rồi dùng hỗn hợp này bóp vịt thật kỹ thì mùi hôi sẽ không còn, sau đó rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

+ Hòa một lượng vừa đủ muối và giấm lại với nhau, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần là mùi hôi sẽ biến mất, nếu không có giấm thì có thể thay thế bằng chanh cũng rất hiệu quả để khử mùi hôi của vịt.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Trí thức trẻ

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến da như nào?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp