Tết đến xuân về: cảnh giác Ô mai bẩn
Quỳ trình sản xuất ô mai cực bẩn bán ra thị trường
Tết đến xuân về: cảnh giác với Ô Mai bẩn
Trên nền đất ẩm ướt là hàng trăm bao tải căng phồng phủ bạt kím mít , bên trong là các loại ô mai đã tích trữ lâu ngày bốc mùi ẩm mốc. Con đường cụt cũng được sử dụng làm nơi phơi ô mai lâu ngày trong kho. Trong những tấp bạt cáu bẩn là ô mai mơ đã chảy nước. Chủ hàng phơi ngay ô mai trên mặt đường,
Những nguyên liệu được chất trong những ngôi nhà đang xây dựng chưa xong, được chứa trong những bao tải cáu bẩn là thực phẩm mà chúng ta dùng vào những ngày tết.
Trên nền đất bẩn chủ hàng cùng nhân viên tất bật nhặt những hạt ô mai thối rữa. Hàng chục kg ô mai dù đã được phơi vài ngày nhưng vẫn bị ruồi nhặng bâu đầy. Vậy mà theo lời chủ hàng năm nào họ cũng bán được vài chục tấn hàng.
Chủ hàng chia sẻ mỗi khi đến mùa mơ, mận, sấu, họ lại đi thu mua về ngâm tẩm sấy rồi đến dịp cuối năm chế biến tung ra thị trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm khuyên người tiêu dùng: “Thực phẩm có khả năng gây độc tố chính là loại chứa hàm lượng dinh dưỡng cao bởi đây sẽ là môi trường cho vi sinh vật phát triển, từ đó tạo cơ hội gây độc cho cơ thể. Với những loại ô mai thuộc nhóm quả chua, vi sinh vật sẽ khó phát triển trong môi trường này. Ô mai đã được sấy khô, ngâm muối thì không kỳ vọng vào giá trị dinh dưỡng, nhưng quy trình làm bẩn, mất vệ sinh thì nguy cơ ngộ độc rất cao. Người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm đạt chuẩn để tự bảo vệ sức khỏe"
Còn PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ thêm, trái cây sau khi ngâm muối và sấy ở nhiệt độ cao hầu như đã mất hết chất dinh dưỡng. Do đó, ô mai chỉ như một món ăn vặt, ăn để vui là chính. Ngoài ra, ô mai chứa một lượng muối rất lớn, trong khi lượng muối được khuyến cáo chỉ 2-4 g một ngày. Nếu ăn nhiều ô mai sẽ không tốt cho cơ thể.
Suckhoecuocsong.com.vn (Theo vtv)