Tế bào thần kinh được ‘sạc pin’ như mới sau khi bị chấn thương

01/08/2016 10:02

Tế bào hình sao, kẻ cứu mạng tế bào thần kinh khi chúng cạn năng lượng.

Phát hiện này tuy vẫn còn sơ bộ nhưng sẽ dẫn đến những hướng đi mới nhằm giúp những bệnh nhân tăng cường tỷ lệ hồi phục từ những vụ đột quỵ hoặc chấn thương não.

Nếu pin xe của bạn hư trên đường, bạn có thể gọi trợ giúp hoặc nhờ một người ngoài cuộc giúp đỡ. Tương tự như vậy, khi tế bào thần kinh của chúng ta bị hư "pin", tức ti thể phát năng lượng, thì chúng sẽ phát tín hiệu kêu gọi một loại tế bào não khác là tế bào hình sao nhằm xin sự giúp đỡ. Những tế bào hình sao sẽ phản ứng lại bằng cách quyên góp thêm ti thể cho những tế bào thần kinh bị cạn kiệt năng lượng.

 “Đây là một nghiên cứu rất thú vị và quan trọng vì nó mô tả một cơ chế khá mới mẻ, theo đó tế bào hình sao có thể bảo vệ tế bào thần kinh”, theo lời Reuven Stein, một nhà thần kinh học tại Viện Sinh học thần kinh Rabin ở Tel Aviv, Israel cho biết.

Để thích ứng với công việc truyền dẫn thông tin trong não tiêu tốn rất nhiều năng lượng, tế bào thần kinh cần rất nhiều ty lạp thể. Đây là các nhà máy sản xuất điện từ các phân tử nhiên liệu ATP. Chúng giúp giữ các tế bào sống và làm việc một cách hiệu quả. Ti thể phải được thay mới thường xuyên trong tế bào thần kinh. Nhưng nếu các ty lạp thể bị hỏng hoặc không được thay thế kịp với nhu cầu của tế bào, việc cung cấp năng lượng sẽ bị gián đoạn, dẫn đến gây chết tế bào não hàng loạt.

Tế bào hình sao, kẻ cứu mạng tế bào thần kinh khi chúng cạn năng lượng. Nguồn ảnh: sciencemag.com

Vào năm 2014, một số nhà nghiên cứu công bố bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng các tế bào có thể chuyển đổi các ty lạp thể trong não cho nhau. Khi tế bào thần kinh thải tế bào ti thể bị hỏng ra ngoài môi trường, những tế bào hình sao sẽ nuốt chúng và phân hủy chúng. Một nghiên cứu năm 2012 cũng cho thấy rằng, các tế bào gốc từ tủy xương có thể góp tặng ti thể cho tế bào phổi sau khi xảy ra chấn thương nghiêm trọng.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng tế bào hình sao có thể tạo ra một loại tín hiệu thần kinh cầu cứu bằng cách sử dụng một loại enzyme gọi là CD38. Enzyme này sẽ được sản xuất ra trên toàn cơ thể nếu có chấn thương nặng xảy ra. Khi các nhà khoa học biến đổi gen chuột nhằm khiến cơ thể chúng sản xuất dư thừa CD38, tế bào hình sao sẽ chiết xuất và gửi vào môi trường cơ thể một lượng lớn ti thể.

Các nhà khoa học sau đó đã rút dịch cơ thể chứa hàm lượng lớn ti thể này và tiêm vào cơ thể chuột bị tổn thương não. Kết quả cho thấy những tế bào thần kinh trong cơ thể chuột đã hấp thụ hết các ty lạp thể trong dịch tiêm trong vòng 24 giờ. Các tế bào thần kinh sau đó đã mọc ra nhánh mới, sống lâu hơn và có nồng độ ATP cao hơn hẳn các tế bào không được “sạc pin”.

Các nhà khoa học hy vọng rằng phát hiện này có thể dẫn đến những phương pháp điều trị mới cho các bệnh do rối loạn chức năng của ty lạp thể, ví dụ như bệnh Parkinson. Căn bệnh này là một rối loạn thoái hóa thần kinh liên quan chặt chẽ với rối loạn chức năng của ty lạp thể, trong đó tế bào thần kinh chịu trách nhiệm sản xuất ra chất dopamine bị chết hàng loạt.

Suckhoecuocsong.com.vn ( Theo Khampha)(sciencemag)

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?