Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây xương rồng

16/02/2017 08:59

xương rồng làm cảnh chứ ít ai biết nó có thể chế biến thành món ăn và có tác dụng chữa bệnh, ngăn ngừa ung thư.

Xương rồng là một loại cây gai góc, có sức sống mãnh liệt được trồng ở những vùng khô hạn, nhiệt đới. Thông thường, người Việt Nam chỉ trồng xương rồng làm cảnh chứ ít ai biết nó có thể chế biến thành món ăn và có tác dụng chữa bệnh, ngăn ngừa ung thư.

Ở Việt Nam chỉ có người dân Quảng Nam là biết cách chế biến lá xương rồng thành những món ăn dân dã như luộc chấm mắm cái, nấu canh chua, kho cá, xào với tỏi...

Cách chế biến xương rồng

Hương vị của xương rồng giống dưa chuột, nhưng có vị hơi đắng. Do vậy, mùi vị của xương rồng có thể hơi khó ăn và không phù hợp với một số người.

Thông thường người ta tập trung vào các phần ăn được là lá, hoa, thân và quả, rồi chế biến chúng theo nhiều cách khác nhau như luộc, nấu, nướng hoặc thậm chí là bóc bỏ vỏ và thái nhỏ rồi ăn tươi.

Đặc biệt, có thể chế biến xương rồng thành mứt, ép lấy nước để uống hoặc làm sinh tố hoặc cho xương rồng vào món salads hay các món canh.

Xương rồng có thể làm thành món luộc, xào tỏi, làm gỏi, nấu canh chua, canh cá lóc hoặc cá trê. Tuy nhiên khi chế biến cần cắt bỏ phần gai xương rồng, rửa sạch, trần qua nước sôi để loại bỏ phần nhớt.

Những lợi ích từ xương rồng

Chuyên gia dinh dưỡng Amy Shapiro từ TP. New York, Mỹ cho biết, xương rồng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ nên có thể chống lại được nhiều bệnh.

Giảm nồng độ cholesterol

Theo nghiên cứu của Đại học Vienna, Áo, ăn lá xương rồng giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Các nhà khoa học Pháp cũng đồng quan điểm này sau khi thực hiện nghiên cứu ở 68 phụ nữ ăn lá xương rồng trong 1 tháng và phát hiện lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể họ đều giảm.

Qua đó, các nhà khoa học kết luận, ăn lá xương rồng cũng sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Phòng chống bệnh tim mạch, ung thư

Trong lá xương rồng có hai thành phần phenolic và flavonoid có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả. Đặc biệt, những chất này giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi các gốc tự do, có khả năng gây bệnh tim mạch và ung thư.

Bảo vệ tế bào não

Theo các chuyên gia, dịch trong thân cây và quả xương rồng có chứa hợp chất quercetin 3-methyl, một loại flavonoid có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh đáng kể.

Do đó, khi sử dụng xương rồng thường xuyên sẽ bảo vệ các tế bào thần kinh trong não, từ đó bảo vệ não khỏi các tổn thương.

Lá xương rồng chữa bệnh tiểu đường

Nghiên cứu của Trường Đại học Vienna cho biết, thí nghiệm tiến hành trên 24 người bệnh không bị béo phì ăn lá xương rồng. Theo đó, lượng đường trong máu họ giảm 11%.

Vì thế, tiêu thụ lá xương rồng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu của các bệnh nhân béo phì hay tiểu đường.

Tăng cường hệ tiêu hóa

Xương rồng hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở người và làm giảm mỡ tích tụ dưới da, tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của ruột, đào thải độc tố.

Không những thế, xương rồng giàu chất xơ còn làm giảm các chất gây ung thư và tăng sức khỏe cho hệ tiêu hóa.

Giảm chứng viêm

Xương rồng chứa các chất chống viêm có tác dụng tốt với hệ cơ, hệ tim mạch, dạ dày, ruột và động mạch. Ngoài ra, trong xương rồng còn có chất chống viêm loét, giảm sưng phù.

Suckhoecuocsong.com.vn (Theo Người đưa tin)

Các tin khác

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột phòng ngừa đột quỵ

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột