Sự thật ngỡ ngàng về nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất

10/04/2017 08:53

Bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng khi biết nhà vệ sinh không phải là nơi bẩn nhất

Sự thật ngỡ ngàng về nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất

Các chuyên gia về phòng tắm đã sử dụng một bản đồ nhiệt để phân tích các vi khuẩn đang ẩn giấu bên trong các vật dụng phòng tắm. Các loại vi khuẩn phổ biến nhất được tìm thấy trong phòng tắm nào là bacteroidaceae, E.coli, streptococcus và salmonella. Nó cho thấy nhà tắm là nơi rất nhiều vi khuẩn tuy nhiên một sự thật kinh hoàng hơn là đó chưa phải là nơi bẩn nhất. Các bạn sẽ hỏi vậy là còn nơi bẩn hơn sao? Câu trả lời là đùng vậy. Hãy theo chúng tôi đi tìm nơi thực sự bẩn nhất nào!!!!

Bồn tắm

Bồn tắm cũng chứa rất nhiều vi khuẩn độc hại mà chúng ta thường không chú ý tới. Mạch vữa giữa các viên gạch ốp lát, chất trám kín xung quanh bồn tắm và vòi tắm tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Lỗ thoát nước trong bồn tắm đã chứa 120.000 vi khuẩn trên mỗi cm2.

Kệ nhà tắm

Kệ nhà tắm chứa 452 vi khuẩn trên mỗi cm2 không có lợi cho sức khỏe con người. Để bảo vệ sức khỏe, bạn không nên để đồ trang điểm trong nhà tắm.

Sự thật ngỡ ngàng về nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất

Bồn cầu toilet

Toilet là nơi có thể chen chúc 33 triệu vi khuẩn/cm2. Tuy nhiên chỉ cần mỗi lần xả nước ở bồn cầu là bạn đã phát tán 3,2 triệu vi khuẩn trên mỗi cm2. Do đó cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn có hại lây lan là rửa tay sạch sẽ.

Sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh công cộng chứa khoảng 764 vi khuẩn trên 1 cm2. Do đó, vệ sinh sàn nhà tắm thường xuyên rất cần thiết. Tẩy rửa bằng chất tẩy rửa chuyên dụng hàng ngày sẽ đảm bảo nhà vệ sinh sạch khuẩn, an toàn cho cả nhà.

Vòi nước

Vòi nước chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn ẩn nấp và phát triển. Nếu bạn vô tình chạm tay bẩn vào vòi nước, vi khuẩn sẽ sinh sôi trên đó. Vòi nước có thể chứa đến 6.267 vi khuẩn trên 1 cm2. Tốt nhất bạn nên vệ sinh vòi nước thường xuyên.

Bồn rửa

Bồn rửa bạn dùng hàng ngày có thể chứa tới 2.733 vi khuẩn trên mỗi cm2. Bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và người thân bằng cách làm sạch kệ hàng ngày với hỗn hợp thiên nhiên đơn giản như baking soda, giấm,…

Công tắc đèn

Đây cũng được coi là một trong những vật dụng hàng ngày bẩn nhất. Có khoảng 217 vi khuẩn khuẩn trên 1 cm2 của chiếc công tắc. Hãy nhớ lau thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho mọi người.

Nhưng đây mới thực sự là nơi bẩn nhất

Bàn chải đánh răng

Bạn có biết chiếc bàn chải đánh răng dùng hàng ngày cũng là vật trung gian để vi khuẩn sinh sôi gây bệnh? Bàn chải đánh răng có thể chứa ít nhất 200.000 vi khuẩn trên mỗi cm2 so với bệ ngồi toilet.

Để tránh vi khuẩn gây bệnh về răng miệng, bạn nên vệ sinh bàn chải thường xuyên, để bàn chải cách xa bồn cầu và không để chung với bàn chải đánh răng của người khác.

Bàn làm việc và máy tính

Sự thật ngỡ ngàng về nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất

Lượng vi khuẩn trên bàn làm việc của dân văn phòng, công nhân viên chức nhiều gấp 400 lần số vi khuẩn trong nhà vệ sinh. Công cụ của dân văn phòng là máy tính chứa lượng vi khuẩn nhiều hơn đến 200 lần so với bệ ngồi nhà vệ sinh. 

Điện thoại di động

Điện thoại của bạn có số vi khuẩn nhiều gấp 18 lần trên cần gạt nhà vệ sinh.

Quần áo

Quần bò cũng rất bẩn, sau hai tuần mặc là nơi tụ tập của 1.000 con vi khuẩn ở mặt trước, đến 250.000 con ở mặt sau và 10.000 con ở đũng quần.

Woa!!!! vậy giờ chắc bạn không còn kinh hoàng với nhà vệ sinh nữa mà chuyển sang cảnh giác với các khu vực khác trong nhà rồi nhỉ.  Vi khuẩn cũng có loại có lợi và cũng có loại có hại. Chủ yếu là chúng ta hay sống có vệ sinh và khoa học hơn.

Sự thật ngỡ ngàng về nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất

Suckhoecuocsong.com.vn

Các tin khác

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa