Phương pháp phòng tránh bệnh ngoài da trong những ngày hè
Ánh nắng mặt trời tác động lên da như thế nào
Ánh nắng mặt trời là nguồn phát ra tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím - tia UV). Loại tia này chính là tác nhân gây nên rất nhiều tác hại cho làn da. Mức tác hại của tia UV phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, thời gian tiếp xúc với ánh sáng, và việc da có được bảo vệ hay không.
Khi ánh nắng mặt trời tác động đến các vùng da, ngay lập tức, các tế bào da sẽ phản ứng ngược lại bằng cách tăng sản sinh Melanin (sắc tố quyết định màu da), Melanin càng nhiều, da càng bị sậm đen.
Có hai loại tia cực tím là UVA và UVB. Trong đó, tia UVB có năng lượng rất mạnh và là nguyên nhân chính gây nám da, sạm da, tàn nhang vì khi chịu tác động của tia này càng mạnh, tế bào da phải tăng cường sản sinh Melanin càng nhiều để phản ứng ngược lại.
Phương pháp phòng tránh các bệnh về da dưới tác dụng của tia cực tím
Bệnh nhạy cảm với ánh nắng
Nhạy cảm với ánh nắng là căn bệnh ngoài da phản ứng với ánh nắng, thường gặp ở những người có nước da trắng, quá nhạy cảm với ánh nắng khi tiếp thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời.
Triệu chứng: Da ở vùng cánh tay và mặt có thể bị đỏ, thậm chí phồng rộp, xuất hiện các vết tàn nhang trên 2 gò má...
Phương pháp phòng tránh:
+ Đeo kính, khẩu trang khi ra ngoài trời nắng.
+ Tránh tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian quá lâu.
+ Bổ sung các loại vitamin B và C có trong hoa quả và thực đơn hàng ngày.
+ Sử dụng các sản phẩm chống nắng...
Bệnh ra nhiều mồ hôi
Khi thời tiết nóng nực, nhiệt độ cao khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi (cá biệt có trường hợp mồ hôi ra khiến quần áo sũng nước) gây ngứa ngáy, mụn nhọt, rôm sảy...Ngoài ra, lượng mồ hôi ra quá nhiều còn dẫn đến mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp phòng tránh:
+ Mặc trang phục gọn nhẹ, chất liệu thoáng mát.
+ Thông gió và hạ thấp nhiệt độ trong phòng.
+ Uống đủ lượng nước cần thiết từ 2 đến 2,5 lít/người/ngày.
+ Tăng cường các loại hoa quả mát như cam, chanh, bưởi, dưa hấu...
+ Tránh di chuyển đường dài vào những ngày nhiệt độ trên 38 độ C..
Bệnh nhiễm khuẩn do vi sinh vật
Nguyên nhân: Thời tiết nắng nóng khiến da tiết ra nhiều mồ hôi, mặt khác bụi bẩn bám vào sẽ dẫn đến hiện tượng bị nhiễm khuẩn da, ngứa da...
Phương pháp phòng tránh:
+ Tắm rửa thường xuyên.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày để bảo vệ làn da
+ Thường xuyên thay quần áo để đảm bảo cho làn da luôn khô và sạch sẽ.
+ Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn, chống khuẩn.
+ Tăng cường rau xanh, hoa quả, các thực phẩm mát, bổ trong thực đơn hàng ngày...
Các loại bệnh ngoài da vùng tiếp xúc
Nguyên nhân: Bệnh ngoài da vùng tiếp xúc phát sinh do sử dụng quá nhiều loại thuốc ngoài da không đúng cách.
Triệu chứng: Xuất hiện các vết đỏ và phồng nước, các bộ phận tiếp xúc của da gây ngứa, đau, sưng tấy...
Phương pháp phòng tránh:
+ Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
+ Dùng nước rửa sạch ngay khi xuất hiện các vết đỏ, sưng tấy.
+ Sử dụng thuốc sát trùng khi xuất hiện các vết ngứa.
Lưu ý: Những người có mụn nước không được làm vỡ để ngăn lây nhiễm sang các vùng da khác...
Lời kết
Trong các mùa của năm thì mùa hè nắng nóng (nền nhiệt trung bình từ 380 C thậm chí cao điểm lên đến hơn 400 C) gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến đời sống con người nhiều nhất. Đặc biệt, các bệnh về da như nhạy cảm với ánh nắng, nhiễm khuẩn do vi sinh vật, bệnh ngoài da vùng tiếp xúc...gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Để loại bỏ các bệnh kể trên chúng ta cần đội mũ, đeo khẩu trang, áo chống nắng khi ra ngoài đường. Ngoài ra cần sử dụng các trang phục mát mẻ, thông thoáng, vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày....đặc biệt sử dụng thuốc sát trùng khi xuất hiện các vết ngứa, không dùng tay gãi các mụn nước để tránh bệnh lây lan...
Hải Yến - Skcs.vn