Phòng tránh lây nhiễm Covid-19 khi đi máy bay

09/03/2020 15:42

Làm sao để phòng ngừa lây nhiễm Covid-19 khi đi máy bay

Máy bay là không gian công cộng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao nhất khi mầm bệnh có thể sống trên về mặt một khoảng thời gian dài. Không chỉ vậy rủi ro lây nhiễm Covid-19 không chỉ  nằm trong giới hạn 2 hàng ghế kế cận mà còn lây nhiễm các hàng khách cùng chuyến bay, phát tán virus ra nhiều nước. Bởi các hành khách khi ngồi trên máy bay sẽ đương nhiên không ngồi yên một chỗ trong suốt chuyến bay. Vậy làm thế nào phòng tránh lây nhiễm  Covid-19 khi đi máy bay?

Nhà dịch tế học Aaron Milstone, Bệnh viện Johns Hopkins nhận định: “máy bay là một không gian công cộng nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, nhất là khi mầm bệnh có thể sống trên bề mặt trong một khoảng thời gian dài”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đối tượng được xem là tiếp xúc gần với người bệnh, trên máy bay hoặc các phương tiện khác, là người ngồi trong phạm vi 2 hàng ghế kế cận với người nhiễm bệnh được coi là đã tiếp xúc với họ và có nguy cơ lây nhiễm cao. Nhưng rủi ro lây nhiễm trên máy bay không chỉ nằm trong giới hạn này mà các hàng khách chỉ ngồi yên một chỗ trong suốt chuyến bay, bởi họ còn có thể di chuyển, đi vào nhà vệ sinh, lấy hành lý ở khoang phía trên đầu…

Khi dịch Covid-19 phát tán trong thời đại toàn cầu hóa di chuyển đến các nơi dễ dàng thuận tiện thì máy bay bay sẽ trở thành phương tiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán ra nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là đối với những bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, viêm phổi, chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) gây ra.

Trên máy bay khi một người bệnh ho hoặc hắt hơi, họ sẽ phát tán vào môi trường xung quanh những giọt nước bọt được gọi là "droplet", mang theo virus, vi khuẩn và mầm bệnh. Cứ mỗi lần ho như vậy hàng nghìn các giọt nhỏ này sẽ có cơ hội bám vào các bề mặt trên máy báy, nguy hiểm nhất là trong phạm vi 6 feet (tương đương 1,8 mét). Nếu người trên cùng máy bay hít phải những giọt droplet này, hoặc chạm vào các giọt dính trên bất kỳ một đồ vật nào xung quanh rồi sau đó bạn chạm tay mình lên mặt thì bạn cũng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Trước đó vào năm 2003 khi dịch SARA bùng phát, một hành khách nhiễm virus SARS gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng đã lên một chuyến bay từ Hong Kong đi Bắc Kinh, và nhiễm bệnh cho những người ngồi ở bên ngoài ranh giới hai hàng ghế của WHO.  Tạp chí Y học New England khi đó đã lưu ý rằng các tiêu chí của WHO đã "bỏ lỡ 45% những bệnh nhân mắc SARS".

Từ trường hợp lây nhiễm này nhóm các nhà nghiên cứu y tế cộng đồng có tên là FlyHealthy Research Team, dẫn đầu bởi hai giáo sư sinh học thống kê Vicki Stover Hertzberg và Howard Weiss đến từ Đại học Emory đã điều tra những kịch bản xảy ra trên máy bay để thấy, nguy cơ lây nhiễm trên máy bay sẽ thay đổi thế nào tùy thuộc theo vị trí ghế ngồi. Nhóm nghiên cứu đã đã quan sát hành vi của tất cả hành khách và phi hành đoàn trên 10 chuyến bay xuyên lục địa của Mỹ. Các hành vi đi lại trên máy bay, cách mọi người giao tiếp, nói chuyện, đứng dậy khỏi ghế, đi vệ sinh đều đã được ghi lại, để ước tính có bao nhiêu cuộc chạm trán ở khoảng cách gần đã xảy ra trong một chuyến bay đường dài.

Theo nghiên cứu của giáo sư Howard Weiss những người ngồi ở hai hàng ghế cạnh người bệnh có xác suất lây nhiễm từ 80 đến 100%. Tiếp viên hàng không có xác suất lây nhiễm từ 5 đến 20%. Các hành khách còn lại chỉ có xác suất lây nhiễm dưới 1%.

Xác suất tiếp xúc với một người nhiễm bệnh trên máy bay. Lưu ý: Đây là xác suất tiếp xúc chứ không phải xác suất lây nhiễm bệnh.

Xác suất lây nhiễm bệnh với một người trên máy bay, theo nghiên cứu của giáo sư Weiss. Những người ngồi ở hai hàng ghế cạnh người bệnh có xác suất lây nhiễm từ 80 đến 100%. Tiếp viên hàng không có xác suất lây nhiễm từ 5 đến 20%. Các hành khách còn lại chỉ có xác suất lây nhiễm dưới 1%.

"Giả sử bạn chọn ngồi ở hàng ghế giữa, ngay cạnh lối đi, và tôi sẽ đi bộ đến nhà vệ sinh, thì chúng ta sẽ gặp nhau ở một khoảng cách gần hơn 1 mét", giáo sư Weiss cho biết. "Vì vậy, nếu bị nhiễm bệnh, tôi có thể truyền nó sang cho bạn… Chúng tôi là những nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra định lượng về kịch bản này".

Từ nghiên cứu của giáo sư Weiss tiết lộ hầu hết những người đi máy bay sẽ rời khỏi chỗ hoặc đứng lên để kiểm tra hành lý trên cao của mình trong một chuyến bay tầm trung này. Sơ bộ 38% hành khách sẽ rời ghế của họ một lần, và hơn 24% rời khỏi ghế từ 2 lần trở lên. Cũng có 38% hành khách khác ngồi yên vị tại ghế của họ trong toàn bộ hành trình bay.

Ước tính này giúp xác định được những vị trí ghế an toàn nhất để ngồi trên máy bay để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm xuống mức thấp nhất. Những hành khách ít đứng dậy nhất có xu hướng ngồi ở hàng cạnh cửa sổ.  Chỉ có 43% hành khách ở vị trí này đứng dậy và di chuyển, so với tới 80% hành khách ngồi cạnh lối đi.

Những hành khách ngồi cạnh cửa sổ cũng có số lần chạm mặt ít hơn so với những người ngồi ở các vị trí khác. Họ có thể gặp một người khác trung bình 12 lần, so với 58 lần khi ngồi ở ghế giữa và 64 lần khi ngồi ở ghế ngoài cùng cạnh lối đi.

Như bạn có thể thấy trên hình ảnh mô phỏng, chọn một chỗ ngồi cạnh cửa sổ máy bay sẽ giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với người lây nhiễm virus. Nhưng các cuộc tiếp xúc xảy ra trên máy bay đều tương đối ngắn, do đó, nguy cơ lây nhiễm không phải lúc nào cũng cao.

Giáo sư Weiss nói: "Ngay cả khi bạn ngồi ở hàng ghế cạnh lối đi, chắc chắn sẽ có nhiều người đi qua bạn, nhưng họ sẽ di chuyển nhanh thôi", "Nhìn chung, những gì chúng tôi báo cáo là xác suất lây nhiễm của hành khách trên máy bay ở mức thấp".

Câu chuyện chỉ thay đổi trong kịch bản người nhiễm bệnh là một thành viên phi hành đoàn. Các thành viên phi hành đoàn thường có tiếp xúc gần với nhau trong rất nhiều trường hợp. Và khi một tiếp viên hàng không đi lại trên lối đi, cô ấy sẽ tiếp xúc với rất nhiều hành khách, trong những khoảng thời gian dài hơn.

Nghiên cứu của giáo sư Weiss cho thấy một thành viên phi hành đoàn bị nhiễm bệnh có nguy cơ lây nhiễm cho 4,6 người khác. Do đó, một quy định bắt buộc là nếu phi hành đoàn bị ốm, họ nên nghỉ ngơi ở nhà tránh lây nhiễm virus cho hành khách trên máy bay.

Phòng tránh lây nhiễm Covid-19 khi đi máy bay hãy nhớ:

Theo giáo dư  Weiss cho biết tất cả hành khách khi đi máy bay nên tuân thủ 6 biện pháp phòng tránh lây nhiễm của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh dịch Hoa Kỳ (CDC) như sau:

+  Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh. Hoặc nếu bạn bị nhiễm bệnh, hãy tránh tiếp xúc với những người khác (CDC khuyến cáo khoảng cách an toàn khi ở cạnh một người có triệu chứng ho, sốt, nghi nhiễm virus nCoV là 2 mét).

+  Tốt nhất hãy ở nhà khi bạn bị ốm, người mệt mỏi, đau nhức toàn thân,…

+ Tránh chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng

+  Che miệng và mũi của bạn khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là bằng khăn giấy rồi vứt nó vào thùng rác, luôn đeo khẩu trang.

+  Thực hành các thói quen lành mạnh khác liên quan đến sức khỏe, luyện tập thể thao nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng.

+  Rửa tay sạch với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, cồn sát khuẩn.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Trithuctre

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột