Nụ hoa hồng chưa nở đã tàn nguyên nhân do đâu, cách xử lý
Nguyên nhân khiến nụ hoa hồng chưa nở đã tàn, cách xử lý tình trạng nụ hồng chưa nở đã tàn
Nụ hoa hồng chưa nở đã tàn nguyên nhân do đâu, cách xử lý
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng nhiều người cho biết hoa hồng nhà mình bắt đầu cho hoa nhưng nụ hoa hồng chưa nở mà đã tàn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Có thể tình trạng nụ hoa hồng chưa nở đã tàn này do một trong những nguyên nhân chính dưới đây.
Nguyên nhân khiến nụ hoa hồng chưa nở đã tàn
Hoa hồng bị bọ trĩ tấn công
Nụ hoa hồng chưa nở đã tàn có thể là do bọ trĩ tấn công khiến nụ hoa không thể nở được như bình thường. Khi bị bọ trĩ tấn công chúng hút hết chất dinh dưỡng ở nụ hoa, hoa nở rất nhỏ nhạt màu, không bền, cánh hoa bị cháy đen, xuất hiện nhiều vết nám màu đen hoặc nâu trên cánh hoa. Bên cạnh nụ hoa phần lá, lá non của hoa hồng có dấu hiệu bị quăn queo, mép lá uốn lượn dị dạng, chồi non bị thâm đen, trên lá xuất hiện các quầng đen loang lổ màu nâu đen
Nụ hoa hồng không nở được do điều kiện thay đổi thời tiết
Nụ hoa hồng chưa nở đã tàn có thể do điều kiện thời tiết bất lợi, ảnh hưởng đến quá trình nở của hoa hồng. Trong giai đoạn nụ hồng hình thành và bắt đầu mở ra hoa nhưng nụ hoa gặp phải hiện tượng thời tiết thay đổi đột ngột ví dụ như thời tiết đang nắng gắt bỗng nhiên đổ mưa lớn sau đó lại nóng oi bức trở lại. Khiến cho cánh hoa bên ngoài bị ướt đãm, khô quá nhanh dưới ánh nắng gắt của mặt trời khiến các cánh bên ngòi dính chặt lại với nhau phía bên ngoài nụ hoa, ngăn không cho hoa nở ra như bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng nụ hoa chết khô trước khi nở hoàn toàn
Thiếu dinh dưỡng, dinh dưỡng không cân đối
Trong quá trình trồng hoa hồng việc cung cấp thừa dinh dưỡng hay thiếu dinh dưỡng cũng khiến nụ hoa hồng chưa nở đã tàn.
Hướng dẫn cách xử lý tình trạng nụ hồng chưa nở đã tàn
Bệnh trĩ tấn công hoa hồng
Bọ trĩ có tên khoa học là Stenchaetothrips biformis, chúng có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 1 mm nên khó có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Do đó, chỉ khi hoa hồng xuất hiện các hiện tượng như các đọt non bị quăn queo, lá xoắn, nụ hoa hồng chưa kịp nở đã tàn,…thì nhiều người trồng mới biết được hoa hồng bị tấn công bởi bọ trĩ.
Những con bọ trĩ phát triển, chúng hút nhựa trên cây hoa hồng, phá hoại trên các đọt, ngọn chồi non, lá non và nụ hoa hồng. Do bị hút hết các chất dinh dưỡng khiến nụ hoa không thể nở được hoặc nếu nở bông hoa bị biến dạng, hình dáng xấu xí, các lá non, cánh hoa bị xoăn, vàng và rụng làm cho cây phat triển chậm
Khi phát hiện bọ trĩ hại hoa hồng tránh lây lan sang cây hoa hồng khác người trồng hoa hồng cần có biện pháp xử lý kịp thời bằng các biện pháp dưới đây:
+ Khi phát hiện hoa hồng bị bọ trĩ tấn công hãy ngưng hoàn toàn các loại phân bón cho dù là phân bón lá hay phân bón gốc cho hoa hồng để tập trung trị bọ trĩ.
+ Tiến hành cắt bỏ các phần của cây có dấu hiệu bị bọ trĩ gây hại, sau khi cắt tỉa tiến hành thu gom cành lá dưới gốc mang đi tiêu hủy, không sử dụng cành lá bị bệnh làm ủ phân hoặc phủ dưới gốc hồng.
+ Cắt tỉa hoặc tỉa những bụi hoa hồng để có sự chuyển động không khí tốt xung quang tán cây.
+ Do bọ trĩ là loại công trùng có khả năng quen thuốc cao do đó hãy lên lịch phun các loại thuốc đặc trị bọ trĩ để tránh việc bọ trĩ kháng thuốc, cần luân phiên thay đổi khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
+ Tiến hành phun 3 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 2 ngày, phun ướt toàn bộ cây, phun lúc sáng sớm và chiều mát, phun chúng ở mặt dưới lá hất lên trên.
+ Sử dụng 5ml neemoil + 5ml dung dịch nước rửa chén, cho vào trong bình 1 lít nước, lắc đều và phun vào cây hoa hồng.
+ Trường hợp bọ trĩ gây hại nặng có thể sử dụng thuốc đặc trị
Trường hợp 2: Bọ trĩ gây hại nặng thì sử dụng 2-3 loại thuốc đặc trị sau Radiant 60SC kết hợp với Marshal 200 SC hoặc Ascend 20 SP hoặc Confidor 100 SL, 700WG để phun cho hoa hồng. Khi phun nên phun của mặt trước và mặt sau của lá do đây là những nơi bọ trĩ thường trú ẩn, khi phun nên chọn phun lúc chiều mát, buổi sáng sớm.
Thời tiết thay đổi
Thời tiết thay đổi bất thường khiến nụ hoa chưa nở đã tàn do đó cần quan tâm đến việc chăm sóc hoa hàng ngày nhất là những ngày thời tiết thay đổi thất thường.
Khi thời tiết đang oi bức, nắng nóng nhiệt độ tăng cao nên hạn chế tưới nước lên phần nụ hoa chuẩn bị nở tránh nụ hoa bị ảnh hưởng.
Những nụ hoa bị héo do thời tiết thay đổi cần cắt bỏ để loại bỏ nấm bệnh phát triển
Cây bị thiếu dinh dưỡng, dinh dưỡng không cân bằng
Bên cạnh việc phòng trừ các sâu bệnh hại trên hoa hồng cần cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp cho sự phát triển của cây hoa hồng, nhất là thời điểm cây bắt đầu cho ra nụ, bắt đầu nở hoa. Khi bổ sung dinh dưỡng cho cây nên chú ý theo từng giai đoạn nở của hoa hồng
Thời điểm hoa hồng ra nụ chuẩn bị nở hoa nên bổ sung các loại phân hữu cơ: phân bò, phân dê, phân ngựa, trùn quế, phân gà,… kết hợp với kali nhưng giảm lượng xuống, đừng bón quá nhiều.
Hoa nở gần tàn nên bổ sung phân có hàm lượng lân cao để kích rễ cây ra hệ rễ mới, hồi sức cho cây và chuẩn bị cho lứa mầm mới. Người chăm sóc có thể bón cho hoa hồng bằng một số loại phân hữu cơ như: phân bò, phân dê, phân ngựa, trùn quế, phân gà.
Sau khi hoa tàn nên tiến hành cắt tỉa để loại bỏ hoa đã nở. Việc cắt tỉa sẽ kích thích nhẹ cho hệ mầm mới phát triển, hạn chế nấm hại phát triển. Khi cây hoa hồng có biểu hiện nhú mầm nên bổ sung các loại phân hữu cơ: phân bò, phân dê, phân ngựa, trùn quế, phân gà,… nhưng giảm lượng xuống và kết hợp với phân cao đạm như: cá, đỗ tương, bánh dầu neem, trứng tươi... cho hoa hồng trong giai đoạn này.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Bệnh thán thư trên cây hoa hồng phải phòng trừ như thế nào?
+ Hoa hồng bị ve nhện tấn công phải làm như thế nào?
+ Nguyên nhân, cách điều trị bệnh phấn trắng trên hoa hồng
+ Cây hoa hồng bị vàng lá nguyên nhân nào, cách khắc phục hiệu quả
+ Bệnh héo Verticillium khiến hoa nụ hoa hồng không nở: nguyên nhân, phòng trừ
Suckhoecuocsong.vn/TH