Nọc độc của sứa Irukandji nguy hiểm như nào, cách sơ cứu chuẩn

31/08/2024 11:46

Sứa Irukandji nguy hiểm như nào, cách sơ cứu khi bị sứa Irukandji đốt

Sứa Irukandji có kích thước nhỏ nhưng nọc độc của chúng mạnh hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang. Nếu không phát hiện sớm, sơ cứu đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Sứa Irukandji thường sinh sống chủ yếu tại các vùng biển Queensland và Tây Úc hoặc sinh sống rải rác tại các vùng biển Trung Mỹ, Tây Âu, Nam Phi.

Loài sứa này chỉ có kích thước nhỏ chỉ bằng hạt lạc khoảng 2,5cm, có màu trong suốt nên rất khó nhận ra. Nhưng nọc độc của loài sứa này mạnh hơn 100 lần so với nọc độc của rắn hổ mang, 1000 lần nọc độc của loài nhện đen sát thủ Tarantula đính tua.

Các xúc tu của chúng có thể dài tới 2,5m và chứa vô số gai để tiêm chất độc vào con mồi. Khi tự vệ hay săn bắt mồi các xúc tu này chứa vô số gai để tiêm chất độc vào con mồi. Dù vết cắn của sứa Irukandji không đau, khó phát hiện ra nhưng chỉ sau 30 phút chúng ta sẽ cảm nhận được cơn đau. Độc tố sẽ tác động thẳng lên hệ thần kinh trung ương gây ra loạt triệu chứng mà các nhà khoa học gọi với tên riêng là "triệu chứng Irukandji". Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng:

+ Ói mửa, buồn nôn

+ Cơ thể ra mồ hôi

+ Nhức đầu

+ Đau vùng dưới của lưng

+ Nhịp tim tăng

+ Áp suất động mạch tăng cao

+ Phù phổi

+ Các triệu chứng trên kéo dài trong vài giờ thậm chí trong nhiều ngày nếu không được phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời, sau khi bị nọc độc sứa Irukandji xâm nhập có thể gây tử vong vì suy tim.

Để không bị sứa Irukandji tấn công tuyệt đối không bơi, lặn biển hay tham gia các môn thể thao dưới nước gần khu vực có sự xuất hiện của sứa Irukandji. Nếu chẳng may tiếp xúc hay bị sứa Irukandji tấn công để tránh nguy hiểm tới tính mạng chúng ta nên

Hãy ngay lập tức rời khỏi vùng nước biển có sự xuất hiện của Irukandji, lên bờ để thực hiện các bước sơ cứu.

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời.

Sau khi thăm khám, kiểm tra các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc để thoa lên vùng da bị sứa đốt, sử dụng thuốc theo chỉ định để giảm nọc độc xâm nhập vào cơ thể, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Kinh nghiệm xử lý nước sinh hoạt trong mùa mưa bão, ngập lụt

Cách bảo quản thực phẩm khi mưa lũ gây mất điện

Cách nhận biết nguy cơ lũ quét chuẩn xác

Dấu hiệu nhận biết sạt lở đất trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách dọn dẹp nhà, bùn lầy sau mưa bão, ngập lụt đúng cách

Vì sao không nên tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày mưa bão

Cách ứng phó khi nước bão lũ dâng cao gây ngập lụt

Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi mưa bão, ngập lụt kéo dài

Dự trữ thực phẩm mùa mưa bão cần nhớ điều gì

Cách bảo vệ cửa kính khi có bão, giông lốc