Những thói quen xấu tăng nguy cơ giảm thính giác khi về già

12/08/2016 22:43

thói quen nghiện sử dụng tai nghe, nghe nhạc với âm lượng lớn, để nước vào tai...sẽ khiến thính giác bị ảnh hưởng, thậm chí mất thính giác.

Trong cuộc sống, một số thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại lại là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh đặc trưng khi tuổi đã xế chiều. Trong đó, những bạn trẻ có thói quen nghiện sử dụng tai nghe, nghe nhạc với âm lượng lớn, để nước vào tai...sẽ khiến thính giác bị ảnh hưởng, thậm chí mất thính giác.

Vệ sinh tai quá thường xuyên

Một số người có thói quen ngoáy tai hàng ngày bởi họ cho rằng vệ sinh tai càng thường xuyên thì càng sạch. Tuy nhiên, đây lại là một sai lầm gây ảnh hưởng đến thính giác bởi ráy tai có tác dụng bảo vệ hay tự làm sạch ống tai.

Do đó, nếu vệ sinh chúng quá thường xuyên có thể dẫn đến trầy xước, mất cân bằng cấu trúc trong tai gây nhiễm trùng. Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo việc làm sạch tai chỉ thực hiện 2 lần/tuần để tránh làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của chúng.

Nghe nhạc với âm lượng lớn

Thói quen nghe nhạc với âm lượng lớn thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, nếu thường xuyên nghe nhạc với âm lượng lớn sẽ làm giảm khả năng hoạt động của thính giác.

Nguyên nhân khi những âm thanh lớn đi trực tiếp vào ống tai, không được phân tán sẽ gây tổn thương phía trong tai, lâu ngày sẽ dẫn đến nguy cơ mất thính lực khi về già. Bởi vậy, để bảo vệ thính giác hãy nghe nhạc với âm lượng vừa phải.

Để nước vào trong tai

Để nước tràn vào trong tai sau khi tắm hoặc đi bơi là một điều không mong muốn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị nước vào tai sẽ tạo mủ trong ống tai, gây viêm nhiễm làm hại đến sức khỏe đôi tai.

Do đó, nếu không may bị nước vào trong tai, bạn hãy nghiêng đầu về một phía để nước không tràn sâu vào bên trong sau đó lấy khăn lau khô để bảo vệ đôi tai và phóng tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thính giác khi về già.

Vệ sinh tai quá sâu hoặc bằng vật cứng

Thông thường cứ sau khi tắm là chúng ta lại ngoáy tai, thậm chí ngoáy thật sâu để đảm bảo đôi tai được sạch sẽ. Tuy nhiên, không phải cứ vệ sinh thật sâu bên trong sẽ giúp tai được sạch mà có khi còn dẫn đến tác dụng ngược lại.

Nguyên nhân do cấu tạo bên trong tai có màng nhĩ rất mỏng và dễ tổn thương, do vậy nếu vệ sinh tai quá sâubằng vật cứng có thể làm rách màng nhĩ gây nguy hiểm thậm chí là mất thính lực. Bởi vậy, bạn nên vệ sinh tai vừa phải hoặc trường hợp dáy tai cứng, khó lấy thì đến gặp các bác sĩ tai mũi họng để đảm bảo đôi tai được an toàn.

Tổng hợp

Các tin khác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột

Bổ sung quá nhiều lợi khuẩn ảnh hưởng tới hệ vi sinh đường ruột như nào?