Những thói quen sai lầm khi rửa rau nhiều người mắc phải

03/05/2019 10:35

Thói quen sai lầm khi rửa rau làm ảnh hưởng đên sức khỏe bạn và gia đình

Nhiều bà nội trợ khi rửa rau thường có thói quen ngâm rau trong nước muối, rửa rau sau khi thái, ngâm rau trong nước quá lâu. Tưởng chừng thói quen này sẽ giúp rau sạch hơn, loại bỏ được thuốc trừ sâu vi khuẩn, trứng giun sán bám trên rau nhưng chính điều này lại ảnh hưởng đến sức khỏe.

Rau chỉ cần rửa 2-3 nước là đã sạch

Nhiều bà nội trợ thường có thói quen rửa rau qua 2-3 lần nước là đủ, khi nấu nhiệt độ cao các vi khuẩn, vi trùng, ấu trùng trứng gian sán sẽ chết hết. Thực tế, nếu chỉ rửa 2-3 nước khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn như đất, rác, kí sinh trùng hay vi sinh vật và các hợp chất hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... mà mắt thường không nhìn thấy. Chưa kể các bụi bẩn, bùn đấy bám vào các kẽ rau khó có thể loại bỏ sạch hết nếu như chỉ rửa 2-3 lần nước.

Ngâm rau trong nước quá lâu

Nhiều người thường có thói quen sau khi loại sạch bùn đất bám vào rau thường ngâm rau trong nước quá lâu để rau được sạch hơn. Nhưng chính thói quen này lại không mang lại nhiều tác dụng mà còn làm rau mất nhiều chất dinh dưỡng, khiến các chất bảo quản thực vật thẩm thấu ngược lại vào rau ngay ra nguy hiểm.

Cách tốt nhất thay vì ngâm rau trong nước bạn nên xối rau dưới vòi nước cho đến khi sau sạch hẳn. Đây là cách làm sạch rau, loại bỏ chất bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu, hạn chế khiến rau bị mất chất được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo.

Ngâm rau trong nước muối

Các bà nội trợ thường sau khi rửa rau sạch thường ngâm rau củ quả bẳng nước muối pha loãng trước khi chế biến để khử sạch mọi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, loại bỏ vi khuẩn, trứng giun sán, đảm bảo an toàn cho thực phẩm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng đây lại là cách làm sai lầm. Do nước muối gần như “vô tác dụng” trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu và hóa chất.

Đối với một số loại thuốc trừ sâu không thẩm thấu tức là chỉ bảo vệ ở bề mặt rau bên ngoài có thể loại bỏ hóa chất bằng cách rửa rau dưới vòi nước sạch nhiều lần.

Riêng đối với những loại thuốc sâu tác dụng lên sâu bệnh theo cơ chế nội hấp thì buộc phải có thời gian cách ly để thuốc phân hủy hết chứ không có cách nào rửa sạch.

Thái, cắt rau rồi mang đi rửa

 Nhiều người thường có thói quen thái, cắt rau nhỏ ra rồi mới mang đi rửa. Nếu cắt rau xong mới rửa sẽ làm mất một lượng vitamin thường tồn tại ở dạng nước. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23% giá trị dinh dưỡng, nếu ngâm trong một đêm lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất, protein tan trong nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. Theo nữa cắt rau mới mang đi rửa những bụi bẩn, bùn đất lẫn trong rau không thể làm sạch được hết. Theo các chuyên gia dinh dưỡng nên rau xong rồi mới được cắt.

Vậy làm thế nào để rửa rau đúng cách?

Những loại củ quả như rưa chuột, cà tím, bí,… hoặc những loại củ quả có lượng thuốc trừ sâu đậm đặc tốt nhất là rửa sạch, gọt vỏ ngoài mới ăn.

Rau sau khi rửa sạch dưới vòi nước dùng nước vo gạo để ngâm tối đa trong 15 phút, mục đích để trung hòa tính độc tố ở thuốc trừ sâu.

Ánh nắng mặt trời làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Để rau dưới ánh nắng mặt trời 5 phút, lượng thuốc trừ sâu tàn lưu trên rau như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ giảm được khoảng 60%.

Một số loại rau củ chịu nhiệt như súp lơ, đỗ, rau cần… sau khi rửa sạch, chần qua bằng nước nóng 2 phút làm cho lượng thuốc trừ sâu suy giảm 30%, sau đó nấu ở nhiệt độ cao, như vậy sẽ tẩy trừ được 90% lượng thuốc trừ sâu.

Suckhoecuocsong.vn/Theo Vietnamnet

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột gây ra béo phì

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Rối loạn hệ vi sinh đường ruột do hút thuốc lá

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch ra sao

Tiếp xúc hóa chất gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột như thế nào?

Các loại thực phẩm không tốt cho lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột

Những thực phẩm tốt nhất cho hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh

Bí quyết tăng cường lợi khuẩn cho hệ vi sinh vật đường ruột

Những loại đồ uống không tốt cho hệ vi sinh vật đường ruột