Những thành tựu nổi bật của ngành Y tế năm 2018

27/12/2018 07:47

Năm 2018 vừa qua ngành Y tế Việt Nam đã ghi nhận những thành tự nổi bật trong lĩnh vực như: sản xuất vắc xin, ghép tạng, xóa sổ giun bạch huyết, người tham gia bảo hiểm,....

Chỉ còn vài ngày là chúng ra bước sang năm 2019, trong năm 2018 vừa qua ngành Y tế Việt Nam đã ghi nhận những thành tự nổi bật trong lĩnh vực như: sản xuất vắc xin, ghép tạng, xóa sổ giun bạch huyết, người tham gia bảo hiểm,....

1. Lần đầu tiên ngành ghép tạng Việt Nam đã làm nên kỳ tích thực hiện lấy đồng thời 6 tạng để ghép từ cùng một người cho đa tạng chết não và đã tiến hành ghép 5 tạng cùng một thời điểm cho 4 bệnh nhân (1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận), và kết hợp điều phối "xuyên Việt" 1 thận cho bệnh nhi ở thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 10 ngày, tất cả 6 tạng ghép đều tiến triển thuận lợi.

2. Vắc xin cúm đầu tiên do Việt Nam sản xuất là thành quả phối hợp giữa Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC - Bộ Y tế) phối hợp với các bên liên quan đã dược công bố thử thành công vào ngày 25/9/2018.  Trong đó, vắc xin cúm mùa  "3 trong 1" gồm: cúm A/H1N1/09, A/H3N2, cúm B và vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1.

3.. Chuyển đổi vắc xin 5in1 Quinvaxem sang ComBE Five có thành phần và hiệu quả phòng bệnh tương đương. Đây là vắc xin phối hợp phòng 5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.

Loại vắc xin này do Ấn Độ sản xuất, được lưu hành tại Ấn Độ từ năm 2010 và đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của WHO, vắc xin đã được sử dụng tại 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. Việt Nam cũng đã sản xuất vắc xin thành công sởi, vắc xin phối hợp Sởi - Rubella đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới (WHO.

4.Tổ chức Y tế Thế giới đã trao chứng nhận công nhận Việt Nam loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết nâng tổng số quốc gia đã công bố loại trừ bệnh này trong khu vực lên 11 nước.

Bệnh giun chỉ bạch huyết.

Bệnh giun chỉ bạch huyết đã được biết đến từ lâu, căn bệnh lây truyền  qua muỗi rất phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới do điều kiện khí hậu nóng và ẩm.  Bệnh gây ra biến chứng tàn phế hàng đầu cho người mắc bệnh.

5. Việt Nam được nhận giải thưởng toàn cầu của Quỹ Bloomberg vì những nỗ lực và thành tích trong theo dõi, giám sát sử dụng thuốc lá và các chính sách phòng, chống tác hại của thuốc lá.

6. Tỉ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,5%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao.

7. 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc.

8. Cắt giảm trên 70% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính và 98% các lô hàng nhập khẩu thuộc Bộ Y tế quản lý không thông qua kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu.

9. Năm đầu tiên, Bộ Y tế đã quyết liệt triển khai và nhân rộng mô hình của 26 trạm y tế xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình theo hướng hội nhập quốc tế.

Suckhoecuocsong.com.vn/Theo Soha

Các tin khác

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa

Vì sao đồ ăn cay gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột