Những sai lầm cực kỳ nguy hiểm khi ăn tôm nhiều người mắc phải

25/06/2020 08:23

Sai lầm khi ăn tôm mà nhiều người mắc phải

Tôm là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cực tốt cho sức khỏe như ạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Nhưng trong một số trường hợp ăn tôm không mang lại kết quả tốt như chúng ta nghĩ, thậm chí còn ảnh hưởng tới cho sức khỏe. Bài viết dưới đây chỉ ra những sai lầm cực nguy hiểm khi ăn tôm bạn hãy cùng tham khảo.

Những sai lầm khi ăn tôm nhiều người mắc phải

Ăn quá nhiều tôm

Như đã biết tôm là một trong những hải sản có chứa giá trị dinh dưỡng rất cao. Bên trong tôm chứa nhiều protein, hàm lượng chất béo trong tôm rất thấp, chứa nhiều axit amin, cephalin, carbohydrate, kali, canxi,… rất tốt cho những người có sức khỏe kém, trẻ còi xương, phụ nữ có thai, độ tuổi sinh đẻ,…

Nhưng các chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, acid béo, canxi,photpho, các chất khoáng.... nếu hấp thụ quá nhiều vào cơ thể sẽ gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Do đó để đảm bảo sức khỏe mỗi ngày đối với trẻ em dưới 4 tuổi (tùy từng lứa tuổi) chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50 gram thịt tôm, người lớn chỉ nên ăn tối đa 100 gram tôm.

Ăn mắt tôm bổ cho mắt

Nhiều người quan niệm mắt tom chứa nhiều dưỡng chất tốt nên sẽ bổ cho đôi mắt. Nhưng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều đó.

Bên cạnh đó, phần đầu của con tôm chứa ít dinh dưỡng và phần đầu của tôm có chứa túi chất thải nên không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Ngoài ra, những người bị đau mắt đỏ, việc ăn tôm sẽ khiến cho tình trạng của chúng ta trở nên trầm trọng hơn.

Ăn tôm tái, sống

Rất nhiều người ưa thích món gỏi tôm tái chanh, tôm sống mù tạt vì cho rằng như vậy sẽ cảm nhận được hết vị ngọt của tôm. Nhưng môi trường sinh sống của tôm là ở dưới nước nên tiềm ẩn nguy cơ có ấu trùng giun. Do đó, khi ăn tôm sống chưa qua chế biến người dùng có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng, giun sán.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm vi trùng, giun sán, ký sinh trùng hãy nấu chín tôm trước khi ăn. Khi sơ chế tôm hãy rửa sạch phần chỉ đen trên sống lưng. Bởi đường chỉ đen này là đường tiêu hóa của tôm có thể chứa nhiều vi khuẩn.

Ăn vỏ tôm

Nhiều người quan niệm rằng phần vỏ của tôm chứa nhiều canxi nhất nên cố gắng ăn nhiều vỏ tôm. Nhưng vỏ tôm không hề giàu canxi mà chỉ là chất kittin, thành phần tạo nên vỏ của các loại giáp xác mà thôi. Nếu ăn vỏ tôm, chúng sẽ bài tiết ra ngoài. Bởi nguồn canxi chính trong tôm chủ yếu là ở phần thịt tôm, chân và càng tôm. Do đó, chúng ta không nên cố gắng ăn nhiều vỏ tôm và bắt trẻ ăn vỏ tôm bởi vỏ tôm có thể gây hóc cho trẻ nhỏ.

Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ

 Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, điều này sẽ khiến tình trạng ho dai dẳng lâu khỏi. Do vậy, khi bị ho tốt nhất chúng ta nên kiêng hoàn toàn tôm không nên ăn chỉ ăn lại khi chúng ta khỏi ho hẳn.

Phụ nữ mới sinh con không ăn tôm

Sản phụ mới sinh con không được ăn tôm là quan niệm sai lầm của khá nhiều người. Bởi nhiều người nghĩ rằng nếu ăn tôm sẽ bị lạnh bụng, đau bụng và người sinh mổ ăn tôm sẽ bị sẹo lồi.

Nhưng bạn có biết việc bị sẹo lồi sau khi mổ là do cơ địa của từng người chứ chưa có nghiên cứu nào chứng mình việc ăn tôm ảnh hưởng tới vết sẹo cả.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tôm rất giàu protein, giúp cho các sản phụ phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Khi phụ nữ mới sinh ăn tôm sẽ giúp cung cấp canxi cho con qua sữa mẹ. Nhưng nếu ăn quá nhiều tôm có thể gây khó tiêu hóa, nên sản phụ sau khi sinh chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

Có thể nấu canh tôm cùng với bất kỳ loại rau, củ nào

 Nhưng bạn có biết tôm không nên nấu chung hoặc kết hợp chung với các loại rau, củ như: mướp đắng, rau ngót, chanh, cà chua, nho,…Bởi tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) là chất rất độc có thể gây chết người. Nếu muốn ăn các loại trái cây này sau khi ăn tôm nên ăn cách xa nhau ít nhất 3-4 tiếng.

Các bộ phận nên loại bỏ khi sơ chế tôm

Đầu tôm

Đầu tôm chứa ít chất dinh dưỡng bởi đây là nơi tập trung hầu hết các cơ quan nội tạng của tôm và cũng là nơi chứa chất thải của tôm, dễ tích tụ nhiều kim loại nặng như asen.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

 Bởi nơi đây chính là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Khi tôm được nấu ở nhiệt độ cao, các vi khuẩn trong chỉ tôm sẽ chết nên nếu bạn có ăn đường chỉ này thì cũng không gây hại gì nhiều đến sức khỏe. Nhưng để đảm bảo an toàn hãy loại bỏ đường chỉ đen khi sơ chế tôm và giúp món tôm được ngon mắt hơn.

Bí quyết lựa chọn tôm tươi ngon

+ Phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc thì hãy lựa chọn

+ Không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi nữa

+ Không chọn mua những con tôm đã bị chảy nhớt

 + Không chọn những con tôm uốn cong thân thành hình tròn chứ không nằm thẳng như bình thường.

+ Để kiểm tra tôm có tươi ngon hay không dùng tay tay ấn lên phần vỏ và di chuyển ngón tay vài lần từ trước ra sau, rồi ngược lại, từ sau ra trước. Khi bạn cầm tôm lên nếu có cảm giác như có sạn dưới các ngón tay hoặc nhận thấy tôm bị nhớt, dính vào nhau thì không nên mua chúng.

+ Đừng bao giờ chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn

+ Đối với tôm he nên chọn những con còn sống, vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Tôm sắt không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

+ Kiểm tra phần đuôi tôm nhằm xác định độ tươi sống của chúng. Dùng tay kéo thẳng thân của con tôm và đưa hướng về phía ánh sáng, kiểm tra kích cỡ độ rộng giữa các phần khớp nằm trên lớp vỏ và lớp thịt tôm, khớp tôm càng hẹp, thịt tôm càng tươi.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng mức độ nghiêm trọng của đột quỵ

Vì sao hệ vi sinh đường ruột có liên quan đến đột quỵ?

Các yếu tố gây ảnh hưởng hệ vi sinh vật đường ruột ở người cao tuổi

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi

Tại sao hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi theo tuổi tác?

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp kiểm soát huyết áp

Vì sao mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây tăng huyết áp

Mối liên hệ giữa bệnh tăng huyết áp và hệ vi sinh đường ruột như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ngừa rối loạn tiêu hóa