Những phương pháp nhân giống lan được áp dụng nhiều, đạt tỷ lệ cao
Những phương pháp nhân giống hoa lan phổ biến, đạt tỷ lệ thành công cao
Những phương pháp nhân giống lan được áp dụng nhiều, đạt tỷ lệ cao
Hoa lan sở hữu vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương quyễn rũ nên được nhiều người chọn trồng làm cảnh ở các nhà vườn, ban công hay trước mái hiên nhà. Mỗi một loài hoa lan sở hữu vẻ đẹp độc đáo khác nhau, chính vì vẻ đẹp ấy mà nhiều người yêu hoa lan đã nghiên cứu ra nhiều kỹ thuật nhân giống hoa lan đạt tỷ lệ thành công cao. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những phương pháp nhân giống hoa lan được nhiều người áp dụng.
Phương pháp nhân giống hoa lan bằng phương pháp tách chiết cành lan
Một số giống lan có đặc điểm sinh trưởng mạnh hay các giống lan đa thân, đơn thân, lan rừng sau một thời gian dài chăm sóc chúng phát triển nhiều các cành, chồi non khi đó diện tích chậu trồng không đủ cho lan phát triển. Lúc này người trồng lan cần phải tiến hành tách chiết bớt cành sang chậu trồng mới để lan có đủ điều kiện sinh trưởng, phát triển.
Kỹ thuật tách chiết lan đơn thân
Thời điểm tốt nhất để tiến hành tách chiết lan đơn thân chính vào thời điểm khi cây được 8-10 tháng tuổi, có nhiều tầng rễ, cây phát triển đến mức chật cả chậu trồng, thân và rễ của lan mọc lộn xộn, đan xen vào nhau, tách chiết để bán lan giống,…
Dụng cụ chuẩn bị tách chiết
+ Dao sắc đã được khử trùng
+ Giá thể trồng phù hợp với giống lan hoặc có thể lựa chọn giá thể trồng lan trộn sẵn
+ Chậu trồng lan đã được rửa sạch, phơi khô đối với chậu mới, các chậu cũ tái sử dụng lại nên rửa sạch, khử khuẩn
+ Cồn, bật lửa, kìm cắt cây, móc, thuốc xử lý vết cắt,…
+ Giống lan đơn thân
Các bước tách chiết lan đơn thân
Bước 1: Khử trùng dụng cụ kéo, dao sắc, cắt ngang phần gốc chỉ để lại ít nhất từ 1-2 đôi lá gần gốc lan đơn thân, phần ngọn đảm bảo có 2-3 tầng rễ. Một số giống lan như Mokara, Vanda chỉ khi cây cao khoảng 0,8-1m mới tiến hành cắt chiết
Bước 2: Phần ngọn lan đơn thân sau khi cắt nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm Benlat C 1/2000 và dung dịch kích thích ra rễ NAA (Naphtalen Acetic Acid) 0,5ppm
Bước 3: Đem trồng phần ngọn lan đơn thân vào giá thể trồng lan trộn sẵn hoặc phối trộn giá thể trồng lan theo tỷ lệ, hoặc trồng lên luống.
Bước 4: Di chuyển chậu lan vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non
Bước 3: Dùng thuốc xử lý vết cắt hoặc vôi vào phần gốc mới cắt, sau một thời gian sẽ mọc 1-3 tược (chồi) mới gần chỗ cắt. Có thể tiến hành thay thế giá thể mới, chậu mới để bổ dung thêm dinh dưỡng cho cây phát triển.
Kỹ thuật tách chiết cành lan đa thân
Nhóm lan đa thân sinh trưởng và phát triển liên tục khi được cung cấp môi trường sống, dinh dưỡng hợp lý. Khi tách chiết lan đa thân cần tách chiết lan sao cho mỗi bụi lan có 3-5 giả hành. Một số loại lan đa thân có thể phân chia số lượng giả hành ít hơn từ 3-4 giả hành. Nhưng theo những người có kinh nghiệm, số giả hành trong mỗi bụi càng nhiều càng tốt vì sẽ đảm bảo các bụi lan sau khi tách chiết mau chóng phục hồi, ra rễ mới.
Thời điểm tách chiết lan đa thân
Thời điểm tiến hành tách chiết lan đa thân là sau khi hoa tàn hoặc trong mùa hè những ngày mát mẻ, nhiệt độ không quá cao, không tiến hành tách chiết lan vào cuối mùa thu hoặc mùa đông. Chỉ tiến hành tách chiết cành lan đa thân khi chúng đã phát triển đến mức chật cả chậu trồng, thân và rễ của lan mọc lộn xộn, đan xen vào nhau hoặc người trồng muốn chia tách một phần chậu lan để tặng, bán nhân giống.
Dụng cụ chuẩn bị tách chiết lan đa thân
+ Dao sắc đã được khử trùng
+ Giá thể trồng phù hợp với giống lan hoặc có thể lựa chọn giá thể trồng lan trộn sẵn
+ Chậu trồng lan đã được rửa sạch, phơi khô đối với chậu mới, các chậu cũ tái sử dụng lại nên rửa sạch, khử khuẩn
+ Cồn, bật lửa, kìm cắt cây, móc, thuốc xử lý vết cắt,…
Các bước tách chiết cành lan đa thân
Bước 1: Tháo móc treo chậu trồng ra, tưới nước đẫm chậu trồng hoặc ngâm cả chậu trồng lan trong nước vài phút cho đến khi rễ lan mềm
Bước 2: Đặt chậu nằm ngang, nắm tay nhẹ vào phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan ra khỏi chậu trồng. Nếu rễ lan bám chặt quá có thể dùng dan sắc khoang nhẹ 1 vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt hoàn toàn những rễ bám chắc vào thành chậu
Bước 3: Dùng tay móc hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ, cắt bỏ rễ già đã bị khô chết, giữ lại rễ còn tốt và cắt ngắn chỉ để dài 5 – 6cm
Bước 4: Dùng dao sắc, kéo đã khử trùng cắt tách mỗi bụi ra thành nhiều phần, mỗi phần tách để khoảng 3-5 thân, 2-3mắt mầm ngủ, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối, hạn chế vi khuẩn, nấm tấn công
Bước 5: Những phần lan mới tách chiết ra vệ sinh sạch sẽ ngay, cắt bỏ rễ bị thối, hỏng, xả sạch dưới vòi nước để ráo, bôi vôi vào các chỗ cắt, để chỗ mát sau 01-02 ngày thì tiến hành trồng lại
Bước 6: Chậu trồng nên sử dụng chậu trồng bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước, rễ lan đeo bám, kích thước chậu trồng tùy theo độ lớn của nhánh lan. Đất trồng nên sử dụng than củi, xơ dừa, đá núi lửa, mùn gỗ,…hoặc có thể sử dụng giá thể trộn sẵn, tự phối trộn giá thể trồng lan.
Bước 7: Dưới đáy chậu trồng xếp than vào chậu trồng thứ tự to dưới, nhỏ trên, xếp than theo chiều thẳng đứng, kê một miếng xốp nhỏ dưới gốc lan không cho tiếp xúc trực tiếp với than củi. Khi đặt lan vào trong chậu đặt cây lan ở gần mép chậu và xoay hướng mọc của cây lan con vào giữa để sau này cây lan con mọc dần về phía giữa chậu. Phủ một lớp mỏng xơ dừa hay dớn sợi lên phía trên lớp than để giữ ẩm cho lan.
Bước 8: Sau khi trồng xong di chuyển chậu trồng lan vào chỗ râm mát 50-60% ánh sáng, không tưới trong vòng 7-10 ngày đầu, độ ẩm cao, tưới nước có thể sử dụn phân hoặc phun phân bón lá Atonic, Bayfolan, Grow more (loại 30 – 10 – 10) và thuốc kích thích ra rễ Rootone.
Hoặc pha B1 loãng khoảng 1cc/1lít phun sương hàng tuần cho cây nhanh ra rễ, khi cây ra nhiều rễ rồi thì có thể bổ sung thêm dớn cọng trên bề mặt, dùng phân 30-10-10 và B1 pha loãng 1/4-1/2 liều lượng chỉ định bón hàng tuần. Khi cây hoàn chỉnh 1 tép mới thì đổi sang phân NPK 20-20-20 nên pha loãng hơn hướng dẫn và bón định kỳ.
Bước 9: Sau một thời gian, lan bắt đầu ra rễ non di chuyển chậu ra chỗ có ánh sáng và chăm sóc cẩn thận, bổ sung dinh dưỡng, nước tưới đầy đủ cho lan phát triển
Phương pháp nhân giống hoa phong lan bằng cách trồng củ già
Một số giống hoa lan như Cymbidium, Oncidium, Encyclia, Stanhopea thường có những củ già. Do đó, sau một thời gian dài chăm sóc chúng phát triển nhiều các cành, chồi non khi đó diện tích chậu trồng không đủ cho lan phát triển. Khi tách những củ già khỏi chậu lan đừng vội bỏ chúng đi mà nên giữ lại để nhân giống tạo thành những chậu lan mới bởi những củ già này thường mọc ra cây non.
Bước 1: Tháo móc treo chậu trồng ra, tưới nước đẫm chậu trồng hoặc ngâm cả chậu trồng lan trong nước vài phút cho đến khi rễ lan mềm
Bước 2: Đặt chậu nằm ngang, nắm tay nhẹ vào phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan ra khỏi chậu trồng. Nếu rễ lan bám chặt quá có thể dùng dan sắc khoang nhẹ 1 vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt hoàn toàn những rễ bám chắc vào thành chậu
Bước 4: Dùng dao sắc, kéo đã khử trùng cắt tách phần củ già ra khỏi chậu trồng, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối, hạn chế vi khuẩn, nấm tấn công
Bước 5: Cắt bỏ rễ thối, lá già để củ vào chỗ râm mát hoặc đặt củ vào rêu rừng đã được ngâm nước kỹ, dùng bình phun nước cho củ khỏi bị khô héo
Bước 6: Sau vài tháng củ bắt đầu mọc những rễ và chồi non. Khi cây mọc rễ được khoảng 4-5cm hãy chuyển sang chậu trồng đã chuẩn bị giá thể giàu dinh dưỡng để cho cây phát triển. Di chuyển chậu ra chỗ có ánh sáng và chăm sóc cẩn thận, bổ sung dinh dưỡng, nước tưới đầy đủ cho lan phát triển
Nhân giống lan bằng phương pháp giâm cành
Kỹ thuật nhân giống lan bằng phương pháp giâm cành hay còn gọi là kỹ thuật nuôi cây mắt cây hoặc cấy mô phân sinh. Từ các chồi mắt của thân hoa lan người trồng có thể cho ra được một hoặc nhiều cây với số lượng nhiều, tạo nhiều cây con đem lại giá trị kinh tế cho người trồng lan, lan vẫn đảm bảo được mùi hương, sắc hoa, đặc tính giống như cây lan mẹ,
Một số loài lan than đơn ít khi mọc cây con ở gốc do đó người trồng lan khi nhân giống thường áp dụng kỹ thuật giâm cành. Cây thường tạo ra các chồi ngủ để chắc chắn cây có thể sống còn, nếu chồi ngọn chết đi, sâu bọ ăn hoặc nấm bệnh tấn công. Qua thời gian dài, khi ngọn lớn lên, sản xuất chất điều hòa sinh trưởng để ngăn chặn sự phát triển của các chồi khác trên thân cây. Khi ngọn chết đi, chất điều hòa sinh trưởng bị thiếu hụt lúc này các chồi ngủ bắt đầu phát triển.
Các chồi ngủ người trồng có thể tìm thấy ở một số giống lan như: Phalaenopsis, Doritis, Phaius, Dendrobium, dưới gốc của Cattleya,...
Thời điểm giâm cành
Thời điểm giâm cành nên thực hiện sau khi hoa tàn hay trong mùa hè, không thực hiện tách chiết cành hoa lan vào mùa thu hay mùa đông.
Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống lan bằng phương pháp giâm cành
Bước 1: Chuẩn bị khay rễ nhân giống lan
Hãy nhúng ướt bổi rêu dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn bám trên bổi rêu, rửa đến khi rêu đã ướt. Trải rêu đã rửa ra khay rộng, đổ lấp đầy khoảng trống giữa những bổi rêu với cát sa thạch (silica) và đổ một ít nước + nước dừa vào trong khay nhựa
Bước 2: Chọn những phần thân lan khỏe mạnh, mắt lan không bị sâu bệnh tấn công. Tiến hành cắt cành khi hoa rụng hãy chọn những cành dài khoảng 1m, cắt 2 – 3 mầm ngủ. Loại bỏ chúng khỏi cây mẹ và cắt chúng thành các phần có ít nhất ba đốt trong mỗi phần.
Bước 3: Tiến hành lột bỏ các màng bao (bracts), đặt nhẹ nhàng các đoạn mắt cây vừa cắt trong bổi rêu. Đậy khay nhựa với lớp plastic và đặt khay dưới ánh đèn trồng cây.
Bước 4: Nhiệt độ phòng nên ở khoảng 23 đến 26 độ C, sử dụng bình phun sương nước giữ ẩm cho các cành lan, nhưng không được để ướt đẫm. Trong hai tháng đầu giâm cành hãy phun phân đạm hòa tan trong nước hai tuần một lần cho đến khi bạn có thể thấy lá và rễ nhú ra từ cành giâm
Lưu ý: Những cành mắt có dấu hiệu thối hỏng hãy loại bỏ tránh làm lây lan sang các cành giâm khác.
Bước 5: Khi thấy chồi và rễ đã ra hãy đặt chúng vào chậu 5 cm bằng cách sử dụng giá thể trồng bằng đá đã phong hóa, vỏ cây hoặc rêu sphagnum để chăm sóc.
Bước 6: Để đảm bảo thân mọc thẳng, các chồi hướng sang một bên hoặc hướng lên trên hãy sử dụng 1 cái gậy nhỏ để giúp nó luôn thẳng. Từ 8-10 tuần các mầm non này ra lá và rễ đã dài khoảng 4-5cm
Giâm cành lan trên đất
Bước 1: Cắt mắt hoa lan, đặt mắt vào trong đất trồng, khi đặt hãy đặt mắt cây nằng ngang trong đất trồng, mắt cây hương lên trên phần thân không có mắt cây hướng xuống đất
Bước 2: Đặt các đoạn cành lan chứa mắt ngủ vào khay, sử dụng bình phun sương tưới ẩm về mặt đất, sử dụng lớp plastic để đậy kính khay đất
Bước 3: Đặt khay vào nơi sáng, nhiệt độ ấm áp khoảng từ 23 đến 26 độ C, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Cách 3-4 ngày nên bỏ lớp plastic dùng bình phun sương tưới cho khay để có độ ẩm đầy đủ.
Bước 4: Sau 4 tuần chăm sóc mắt lan bắt đầu lớn, chồi lan đã dần dần mọc và phát triển. Sau 2 tuần chồi lan bắt đầu cho những lá non đầu tiên và những ngày tiếp theo chồi non phát triển cho nhiều lá hơn.
Bước 5: Sau khi chồi lên khoảng 5-10 cm, rễ của cây dài 4 – 5cm hãy di chuyển chúng ra chậu trồng đã chuẩn bị giá thể giàu dinh dưỡng để cung cấp cho lan phát triển.
Phương pháp nhân giống hoa lan bằng cách tách cây con
Một số loài hoa lan như: Phalaenopis, Dendrobium khi muốn nhân giống có thể tách chiết những cây non mọc ở quanh gốc.
Bước 1: Tháo móc treo chậu trồng ra, tưới nước đẫm chậu trồng hoặc ngâm cả chậu trồng lan trong nước vài phút cho đến khi rễ lan mềm, giá thể mềm hơn
Bước 2: Đặt chậu nằm ngang, nắm tay nhẹ vào phần gốc kéo mạnh để cả bụi lan ra khỏi chậu trồng. Nếu rễ lan bám chặt quá có thể dùng dan sắc khoang nhẹ 1 vòng xung quanh mép chậu để cắt đứt hoàn toàn những rễ bám chắc vào thành chậu
Bước 3: Dùng tay móc hết các giá thể cũ còn bám vào gốc cây, rửa sạch gốc rễ để loại bỏ chất trồng cũ.
Bước 4: Dùng dao sắc, kéo đã khử trùng cắt tách những cây non mọc ở quanh gốc lan, dùng vôi bôi vào chỗ vết cắt để vết cắt không bị hư thối, hạn chế vi khuẩn, nấm tấn công
Bước 5: Di chuyển cây non ra trồng ở những chậu mới, có thể sử dụng chậu trồng bằng đất nung có nhiều lỗ để thoát nước, rễ lan đeo bám, kích thước chậu trồng tùy theo độ lớn của cây lan con. Đất trồng nên sử dụng than củi, xơ dừa, đá núi lửa, mùn gỗ,…hoặc có thể sử dụng giá thể trộn sẵn, tự phối trộn giá thể trồng lan.
Bước 6: Di chuyển chậu lan non vừa tách chiết vào chỗ râm mát, độ ẩm cao. Tiến hành tưới nước và phân bón để kích thích lan ra rễ, lá non phát triển.
Phương pháp nhân giống hoa phong lan bằng cách thụ phấn
Một số loài hoa lan như Cymbidium Cattleya người trồng có thể nhân giống bằng cách thụ phấn. Khi áp dụng phương pháp này những cây con sẽ di truyền các đặc tính tốt từ cây mẹ. Hầu hết các loài lan đều có thời gian ra hoa đồng pha, vì thế khi ra hoa người trồng sẽ tiến hành thụ phấn nhân tạo. Khi thụ phấn nên chọn những bông hoa còn tươi, hoa mới nở từ 2-4 ngày là tốt nhất. Nên tiến hành thụ phấn vào buổi sáng hoặc chiều là tốt nhất khi hoa hoàn toàn khô nước.
Bước 1: Dùng que tăm bông để lấy phấn trên hoa mẹ, khi lấy phấn tránh không để hạt phấn rơi vào vòi nhụy
Bước 2: Sử dụng que tăm mới để lấy phấn hoa bố, rồi đưa đầu tăm gắp nhẹ nhàng nắp bao phấn hoặc khối phấn ra khỏi hoa bố, đặt nhẹ nhàng khối phấn vào đĩa perty hoặc tờ giấy sạch
Bước 3: Hãy đè nhẹ vào khối phấn, rồi đưa đầu tăm vào vòi nhụy cái cho chất keo dính bám vào đầy tăm, sau đó dính vào hạt phấn và nhẹ nhàng đưa hạt phấn vào nhụy cái của hoa mẹ đẩy càng gần ống dẫn trứng sẽ càng tốt.
Bước 4: Hãy vắt hết hoa và nụ không thụ phấn trên phát hoa với mục đích cho cây tập trung chất dinh dưỡng tốt nhất cho quá trình thụ tinh cũng như nuôi quả đậu sai khi lai.
Bước 5: Nên buộc thẻ ghi chú vào những hoa vừa thụ phấn, nên ghi rõ ngày, phép lai giữa 2 giống bố mẹ, để tiện theo dõi
Bước 6: Sau khi phụ phấn xong cần theo dõi cây lan trong 24h để xác định hoa có thực sự thụ tinh hay không.
Khi hoa thụ tinh thành công những cánh hoa sẽ héo dần, cụp xuống, phần bầu noãn phình to. Hãy kết hợp dùng phân NPK loại 10:15:30 phun trên cây để kích thích sự đậu quả và tạo hạt cho cây lan.
Nhân giống hoa phong lan bằng cách cấy mô
Phương pháp cấy mô là kỹ thuật nhân giống nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, những cây con được nuôi cấy mô từ cây lan mẹ sở hữu những đặc tính y hệt như cây lan mẹ.
Bước 1: Tiến hành chọn những cây lan mẹ có tính trạng tốt, hoa to đẹp, chất lượng hoa tốt, có thể cắt phát hoa (giai đoạn hoa chưa nở) hoặc sử dụng đỉnh sinh trưởng của lan (phần chồi non khoảng 3-5cm).
Bước 2: Ngâm mô trong cồn 70° trong 30 giây, rửa sạch bằng nước cất vô trùng ngâm trong dung dịch Javel 50% 4-5 phút, có thể ngâm tiếp trong muối thủy ngân HgCl2 0.1% 1 phút, rửa mô lại với nước cất vô trùng 4-5 lần
Bước 3: Đưa mẫu cấy vào ống nghiệm trong điều kiện vô trùng, theo dõi chúng phát triển hàng ngày. Nhiệt độ nuôi cấy từ 22-25 độ C, mở đèn12 giờ sáng/ ngày. Sau 2-3 tuần xuất hiện các thể li ti (protocom), những mầm non sẽ hình thành nên một cây mới. Cắt chia nhỏ chúng ra các bình môi trường khác.
Bước 4: Những bình môi trường này có thể thêm hormone nhằm kích thích chúng phát triển phần thân. Hormone thường sử dụng là Cytokinins( 6-BAP, TDZ, Kinetin, …) thông thường các khu nhân giống lan thường sử dụng 6-BAP để kích thích chồi. Có thể sử dụng thêm Auxin để chúng kích thích một ít rễ nhằm tạo ra cây con đầy đủ các bộ phận trước khi đem ra vườn ươm
Bước 5: Khi cây con ở trong bình đạt chiều cao khoảng 5-7 cm là có thể chuyển sang vườn ơm để chăm sóc, nuôi dưỡng chúng phát triển thành những cây giống lan. Khi chuyển sang vườn ươm, cây non được lấy ra từ bình môi trường, đem rửa với nước và ngâm trong vài tiếng đồng hồ trước khi đưa vào chậu xơ dừa. Hàng ngày nên tưới 1-2 lần bằng bình xịt phun sương, lưu ý không tưới nước cho cây quá ẩm ướt.
Phương pháp nhân giống hoa phong lan bằng cách gieo hạt
Thường các hạt hoa lan có kích thước rất nhỏ, kỹ thuật gieo ươm phức tạp, tỷ lệ nảy mầm thấp, tính phân ly lớn khi trồng bằng hạt. Nên tạo được cơ hội tốt cho các nhà nhân giống hoa lan, tuyển chọn được những giống lan quý, mang giá trị kinh tế cao.
Thời gian thu hoạch quả xanh cho một số loài hoa lan sau khi hạt được hình thành như sau: lan Cattleya 2 lá 90 ngày, lan Cattlaya 1 lá 120-135 ngày, lan Dendro (Dendrobium) Nobile lai: 90-100 ngày, lan Vũ Nữ (Oncidium): 60-75 ngày, lan Hồ Điệp (Phalaenopsis): 90-100 ngày, lan Vanda: 90-120 ngày.
Phương pháp gieo hạt xanh:
Phương pháp này được thực hiện trong phòng thí nghiệm được thực hiện giống như phương pháp nảy mầm không cộng sinh nấm. Khi sử dụng vỏ quả xanh những hạt giống bên trong quả không bị nhiễm các mầm bệnh như quả chín, vỏ quả xanh có thể được khử trùng với một dung dịch có cường độ mạnh mà hạt không bị ảnh hưởng.
Bước 1: Sau khi được tách khỏi quả cần tiến hành gieo hạt, bởi hạt hoa lan không để được lâu sẽ mất sức nảy mầm.
Bước 2: Rải hoa lan đều trên môi trường gieo hạt, khoảng cách các hạt không dày quá cây sẽ bị yếu. Các hạt dính nhau trong ống nghiệm mà lắc không ra có thể cho vào 1 giọt aerosol để tách các hạt hoa lan ra
Bước 3: Sau khi gieo hạt xong, đặt bình cấy vào môi trường mát mẻ, ánh sáng, nhiệt độ phù hợp, thông thoáng, ít biến đổi, nhiệt độ tốt nhất nên ở 27 độ C.
Bước 4: Sau một thời gian hạt bắt đầu nảy mầm, xuất hiện lá thì nên cấy chuyển sang giao đoạn 2, sau khi cấy chuyển những cây con gặp điều kiện phù hợp sẽ sinh trưởng nhanh, sau 6-8 tháng có thể mang cây hoa lan con ra khỏi chai trồng ở bên ngoài để trồng
Lưu ý: Khi cấy chuyển phải hết sức cẩn thận, tránh sự lây nhiễm khuẩn và nấm.
Bước 6: Cây con đã lớn khoảng 5-12 tháng sau cấy chúng có thể được chuyển ra ngoài trồng ở các giá thể đã chuẩn bị sẵn.
Phương pháp gieo hạt sắp chín:
Bước 1: Chọn những quả lan sắp chín dùng bông tẩm cồn lau sạch bên ngoài, dùng đầu dao tách quả để lấy hạt, dùng vải trắng sạch gói lại, ướp hạt hoa lan bằng nước vô trùng, dùng giấy lọc thấm nước ngâm trong dung dịch KOH, vớt ra rửa sạch bằng nước vô trùng 3 lần, dùng giấy lọc thấm hết nước lại đưa vào ngâm trong dung dịch nước tẩy trùng (H2O2, HgCl…) để diệt khuẩn 10-20 phút rồi vớt ra rửa bằng nước vô trùng 1-2 lần.
Bước 2: Dùng que bạch kim lấy hạt hoa lan đã được xử lý gieo vào bình hoặc ống nghiệm, dán nhãn ghi rõ ngày tháng. Lượng giống sao cho các hạt giống hoa lan đều được tiếp xúc với dung dịch là được, hạt được phân đều trên bề mặt của dung dịch
Bước 3: Chuyển ống nghiệm vào phòng cấy mô nơi có ánh sáng tán xạ với nhiệt độ 20-26°C. Sau khi phôi lớn, cho chiếu sáng 2.000-3.000 Lux mỗi ngày 10-18 tiếng.
Bước 4: Qua thời gian nuôi cấy 1-2 tuần phôi khi hạt nẩy mầm phôi phình to, mầu vàng nhạt, rồi dần dần chuyển sang màu xanh vàng cho đến màu xanh và từ phôi xuất hiện thân hình cầu, từ thân hình cầu mọc thành mầm.
Bước 5: Lá đầu tiên xuất hiện chính giữa đỉnh thân hình cầu. Sau khi gieo 2-3 tháng xuất hiện lá thứ 2-3 thân hình cầu dài ra và có sợi rễ đầu tiên.
Bước 6: Trước khi lấy cây hoa lan nên rời lan đến những nơi có môi trường tương tự để lan thích ứng với môi trường trồng lan tự nhiên và nhiệt độ trong phòng, khi cần thiết có thể bỏ nắp đậy 2-3 ngày
Bước 7: Lấy cây hoa lan con từ trong bình ra rửa sạch dung dịch dính vào cây, đem ngâm vào thuốc tím từ 5-10 phút, vớt lên đặt lên mặt báo cho ráo nước.
Bước 8: Đem cây lan trồng vào giá thể gồm than bùn, rêu, bã múa, cát mịn. Sau khi trồng vào giá thể di chuyển đến nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ 25 độ C, ánh sáng tán xạ khá mạnh cho đến khi cây sống, hàng ngày tưới nước cho lan 1 lần, phun thuốc diệt khuân định kỳ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
+ Kỹ thuật nhân giống lan bằng phương pháp giâm cành
+ Kỹ thuật tách chiết lan đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao
+ Kinh nghiệm trị bệnh đốm bông ở hoa lan cực hiệu quả
+ Kỹ thuật chiết cành hoa hồng đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao
+ Lan bị nhăn lá, nhàu lá nguyên nhân do đâu, cách xử lý
Suckhoecuocsong.vn/TH