Những lưu ý quan trọng cần nhớ trước khi tiêm filler môi

20/04/2022 11:25

Những điều cần nhớ trước khi tiêm filler môi để phòng ngừa biến chứng sau tiêm filler môi

Những lưu ý quan trọng cần nhớ trước khi tiêm filler môi

Tiêm filler môi là một trong những phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn để giúp sở hữu đôi môi căng bóng, quyến rũ. Nhưng để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra cũng như tạo hình đôi môi được như ý muốn trước khi tiến hành tiêm filler môi cần ghi nhớ những lưu ý cực kỳ quan trọng dưới đây.

Những đối tượng nào không được tiêm filler môi

Tiêm filler môi được đánh giá khá an toàn, thời gian thực hiện diễn ra chỉ trong vòng 15-20 phút, không không cần nhiều thời gian nghỉ dưỡng, chỉ cần chú ý việc chăm sóc sau tiêm filler môi để phòng ngừa biến chứng cũng như giúp đôi môi nhanh chóng được hồi phục. Nhưng những đối tượng dưới đây không nên tiêm môi để đảm bảo an toàn.

+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú không nên tiêm filler môi

+ Những người đang có vùng môi đang bị nhiễm trùng bởi sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi tạo các vết thương hở trên da

+ Những người có tiền sử mắc các bệnh về máu, bệnh tim mạch, bệnh huyết áp cũng không nên tiêm filler môi

+ Những người có bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu sẽ làm tăng thời gian chảy máu tại các điểm tiêm.

 + Những người có tiền sử bệnh tim

+ Người bị dị ứng với Acid Hyaluronic hay các thành phần khác có trong filler cũng không nên tiêm vì có thể gây sốc phản vệ

+ Người mắc bệnh tiểu đường

+ Người bị lupus, herpes miệng

Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín

Chỉ thực hiện tiêm filler ở những cơ sở thẩm mỹ lớn và uy tín được cơ quan y tế cấp phép. Những cơ sở này có đầy đủ các chuyên khoa như gây mê - hồi sức, trang thiết bị, phẫu thuật viên được đào tạo bài bản và chuyên sâu về thẩm mỹ. Lựa chọn chất tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép sử dụng từ các cơ quan Y tế, các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ chất lượng, các bệnh viện cơ sở có giấy phép hoạt động, được cấp phép trực tiếp bởi Bộ Y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao.

Không thực hiện tiêm filler tại các trung tâm chưa được đào tạo chuyên sâu cũng như thiếu trang thiết bị sơ cứu - cấp cứu và gây mê - hồi sức.

Nắm rõ các sản phẩm filler

Trước khi thực hiện cần yêu cầu các bác sĩ thẩm mỹ giải thích rõ về loại filler sẽ tiêm, những nguy cơ, biến chứng từ nhẹ đến nặng có thể xảy ra trong quá trình tiêm và sau khi tiêm filler. Khi nào thực sự hiểu rõ ràng, thấy tin tưởng mới thực hiện.

Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng filler

Nhiều cơ sở thẩm mỹ, spa sử dụng các sản phẩm làm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng sản phẩm. Do đó hãy kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng filler cũng như các điều kiện vô khuẩn nơi thực hiện  tiêm filler

Cung cấp các tiền sử bệnh tật, dị ứng

Nên thông báo cho nhân viên nơi thực hiện tiêm filler về các tiền sử bệnh tật và dị ứng như: bệnh lý về đông máu, truyền nhiễm, nhóm máu hiếm, cao huyết áp, suy gan thận, hen phế quản, cơ địa tạo sẹo,…

Tránh sử dụng mỹ phẩm, dược phẩm và cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết

Trước khi tiêm filler một tuần nên tránh các chất làm loãng máu & các chất khử nước như caffeine, rượu, dầu hoa anh thảo, dầu cá, vitamin E, aspirin, ibuprofen hoặc các sản phẩm Advil, Motrin, Aleve. Bởi chúng thể gây ra vết bầm tím, vết sưng tấy sau khi tiêm filler

+ Trong 1 tuần trước và 1 tuần sau khi tiêm filler cần tránh dùng tretinoin, retinol, retinoids, axit glycolic, chất lột tẩy, các sản phẩm gây mẫn cảm cho da.

+ Trong vòng 72 giờ trước và 72 giờ sau khi tiêm filler môi không ăn các thực phẩm đã qua chế biến kỹ vì chúng làm cơ thể mất nước nặng

 MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Môi nổi mụn sau tiêm filler môi phải xử lý như thế nào?

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi cần biết

Quy trình tiêm filler môi chuẩn, ưu và nhược điểm

Sự thật về tiêm filler nâng mũi, độn cằm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

5 bí quyết chăm sóc da vào buổi sáng giúp da căng mịn, săn chắc da

Top 4 hoạt chất chống lão hóa da phụ nữ từ 40 tuổi nên dùng

Bật mí mẹo hay bảo vệ da trong mùa lạnh

Nên thoa lotion bằng tay hay bằng bông khi chăm sóc da

Bí quyết trị mụn trứng cá, dưỡng sáng da từ sữa chua

Bật mí cách cấp ẩm cho da từ mật ong cực hay

Mẹo hay giúp bảo vệ da trước và sau khi nặn mụn trứng cá

Có nên bóc da môi khi môi khô, bong tróc?

Bật mí công thức hay dưỡng da từ lá bạc hà

3 công thức nước chanh giúp da sáng hồng, giảm mỡ hiệu quả