Những lợi ích tuyệt vời từ cây tía tô
Tính ưu việt của cây tía tô
Tía tô là một loại rau thuộc nhóm gia vị được người Việt ưa chuộng. Trong cuộc sống, tía tô được biết đến như một “thần dược” để giải cảm, sốt... Tuy nhiên hiếm người biết rằng toàn bộ cây tía tô đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho đời sống con người.
Thành phần hóa học của cây tía tô
Trong cây tía tô có chưa 0.5 % tinh dầu, với loại tinh dầu chưa perilla – andehyt C10H14O là chính chiếm 55%, dihydrocumin C10H14, limone chiếm 20%-30% và anpha pinen có mùi thơm đặc trưng của tía tô.
Perilla andehyt là chất có mùi thơm đặt biệt, perilla andehy anti oxim là chất có độ ngọt gấp 2 nghìn lần đường, rất khó tan trong nước khi đun nóng sẽ phân giả và có độc vì vậy không được dùng làm chất điều vị.
Trong cây tía tô có chất màu xám được gọi là este của xyanin clorit C27H31O16Cl. Ngoài ra trong tía tô còn có chất C5H5N5 là chất chứa adenin và acginin C6H14N4O2. Trong hạt cây có 45% đến 50% chất dầu lỏng, mùi vị giống dầu lanh (huilede lin) có màu vàng thuộc dòng dầu khô. Có chỉ số it ốt rất cao khoảng 206, chỉ số xà phòng khoảng 189.6 tỷ trọng khoảng 0.93.
Tính ưu việt của cây tía tô
Tía tô là một loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam. Lá tía tô được dùng để ăn sống hoặc nấu chín làm gia vị cho một số món ăn ngon. Đồng thời, tía tô cũng là một loại thuốc chữa bệnh và phòng bệnh theo y học cổ truyền. Từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
Lá tía tô là vị thuốc hay dùng để nấu cháo trừ cảm mạo
Rau tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Với giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P, loại cây tía tô dùng để chế biến các món ăn và có tính năng chữa bệnh khá cao.
Trong đông y, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế - tâm - tỳ, không độc. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến đồng thời là vị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo.
Hạt làm trà uống và thuốc hạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thay thế cho nhau cũng được.
Theo PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành - tía tô sẽ có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi. Đặc biệt hạt tía tô (gọi là tô tử) có chứa đến 40% là dầu béo. Dầu được ép từ hạt tía tô cũng có thể làm dầu ăn và làm thành một loại thuốc.
Theo Soha.vn