Những loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối không nên ăn

14/09/2023 16:42

Các loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối tránh xa

Những loại rau củ quả dưới đây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số loại rau thông thường tưởng chừng như lành mạnh nhưng chứa đầy chất độc nguy hiểm cho cơ thể nên tránh xa.

Củ gừng thối

Gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gừng có tính ấm tác dụng chữa cảm lạnh, sốt, giãn mao mạch, đẩy nhanh quá trình tiết mồ hôi, hỗ trợ tuần hoàn máu, ấm cơ thể, ngăn ngừa virus hợp bào hô hấp gây bệnh. Cũng chính vì tính cay nóng nên gừng tươi còn có tác dụng trong điều trị các triệu chứng tiêu hóa như: ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… các chứng bệnh tiêu hóa và các vấn đề đường ruột khác, chống viêm, giảm say tàu xe, giảm ốm nghén, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa tiểu đường,... Tuy nhiên nếu sử dụng gừng thối để chế biến món ăn, phòng ngừa bệnh lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Bởi gừng thối, gừng bị dập nát sinh ra độc tố safrol cũng có thể gây ung thư, sau khi vào cơ thể người nó sẽ gây thoái hóa và hoại tử một số tế bào mô trong cơ thể, làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư gan và ung thư thực quản.

Do đó, khi lựa chọn gừng nếu nhận thấy củ gừng bị dập nát, tốt nhất là bạn nên vứt bỏ thay vì tiếc rẻ rồi mang bệnh vào thân. Tuyệt đối không nên chỉ cắt phần hỏng đi rồi dùng phần còn tươi, vì 1 số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bị hỏng, độc tố shikimol có sẵn trong củ gừng chứ không phải chỉ ở phần dập nát nên không thể cắt bỏ hết phần độc tố nguy hiểm này.

Mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ hay nấm mèo, nấm tay mèo là một trong những thực phẩm quen thuộc với nhiều người được chế biến với nhiều món ăn ngon. Trong Đông y mộc nhĩ được biết đến có vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận có tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Trong y học hiện đại, khi ăn mộc nhĩ thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột, hệ miễn dịch, giảm lượng cholesteron trong máu, thúc đẩy sức khỏe của não bộ, bảo vệ gan,...

Mặc dù đây là loại thực phẩm lành tính, ít có nguy cơ gây ra những vấn đề về sức khỏe nhưng chỉ khi chúng ở dạng khô, ngược lại nếu sử dụng mộc nhĩ tươi để chế biến có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.

Mộc nhĩ tươi có chất porphyrin nhạy cảm với ánh sáng nếu ăn phải chất này người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù, đau nhức. Do đó ăn mộc nhĩ khô, ngâm nước, sơ chế sạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe. Bởi mộc nhĩ khô trong quá trình phơi nắng đã tiêu hao rất nhiều thành phần porphyrin. Bên cạnh đó, việc ngâm mộc nhĩ vào nước ấm sẽ tiếp tục giúp loại bỏ hết chất porphyrin còn lại nên an toàn cho sức khỏe hơn nhiều so với mộc nhĩ tươi.

Giá đỗ không rễ

Giá đỗ là loại thực phẩm không chỉ bổ dưỡng mà còn thanh nhiệt, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, trên thị trường có xuất hiện những loại giá đỗ chất lượng kém không rễ, loại rau này chứa nhiều chất gây ung thư, ăn trong một thời gian dài sẽ gây hại cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan

Để làm được một mẻ giá đỗ thông thường thời gian làm phải mất từ 3-4 ngày nhưng nếu đợi như vậy thì làm sao đủ hàng mà bán. Nên một số người dùng mánh khóe để bán với số lượng nhiều, tiết kiệm thời gian làm giá đỗ. Những cọng giá đỗ bị ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn, có thân thẳng, to và cứng hơn so với giá sạch, 2 hạt mầm đóng chặt với nhau, rễ của giá ngâm hóa chất thường cụt và ngắn. Vì có một lượng đạm nên giá ngâm hóa chất bị tiêu mũ. Màu sắc của giá đỗ ngâm hóa chất có màu trắng sứ. Khi luộc lên, giá ngâm hóa chất sẽ có màu trắng trong như sợi miến, không có vị hoặc có vị nhạt, xào ra nhiều nước, nhũn.

Những cọng giá đỗ sạch thường trông gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn, trông vẻ ngoài không được bắt mắt. Phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh. Giá đỗ sạch thường có rất nhiều rễ và rễ thường rất dài, thân dài và mảnh hơn, giá sạch có đầu mũ to. Màu sắc của giá đỗ sạch thường có màu trắng pha ánh hồng vàng khi luộc lên sẽ có màu vàng vàng. Khi chưa được sơ chế giá đỗ sạch có vị khé, sau khi sơ chế giá đỗ sạch sẽ ngọt, ít nước và giòn.

Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa một chất có tên là tomatidine, đây là chất kịch độc. Nếu ở liều lượng nhẹ người ăn sẽ cảm thấy chóng mặt, buồn nôn và nôn sau khi ăn. Nhưng với liều lượng nặng hơn, người ăn sẽ có bị thể đe dọa tính mạng.

Bên cạnh đó, trong cà chua xanh có chất solanin - một ancaloit tương đối độc (trong mầm khoai tây có rất nhiều chất này). Khi cà chua thật chín thì không còn solanin không gây nguy hiểm cho sức khỏe, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột