Những loại rau quả không nên dùng để ép nước, làm sinh tố

18/05/2021 15:24

Những loại rau quả không nên dùng để ép nước, cần lưu ý điều gì khi sử dụng nước ép rau quả?

Loại rau củ nào không nên dùng ép nước, làm sinh tố

Những loại rau quả dưới đây tuyệt đối không nên dùng để ép nước hay làm sinh tố bởi có thể gây ra một số tác dụng nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng. Những loại rau củ nào không dùng để ép nước, làm sinh tố? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Nước ép rau củ là một trong những thức uống được nhiều người yêu thích bởi chúng rất tốt cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, thanh lọc máu, tái tạo tế bào, tốt cho làn da, cải thiện tâm trạng,…Ngoài ra, nước ép rau củ còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, cùng nhiều khoáng chất khác giúp cơ thể thải độc tố, giảm cân nhanh mà an toàn. Tuy nhiên, không phải loại rau củ nào cũng có thể sử dụng để làm nước ép, làm sinh tố.

Những loại rau quả không nên dùng để ép nước

Trái bơ

Trái bơ được mệnh danh là nữ hoàng của các siêu thực phẩm. Một trái bơ chứa 320 calo, 17 gram carbohydrat, gần 15 gram chất xơ và vitamin C, E, K và B6, cùng nhiều  khoáng chất như của magiê, kali, beta-carotene và a xít béo omega-3. Trái bơ rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tim cũng như duy trì tóc, da và móng khỏe mạnh, giúp kiềm chế cơn đói, cải thiện lưu thông máu, và chế độ ăn nhiều bơ cũng giảm thiểu mức cholesterol xấu có hại.

Tuy nhiên, trái bơ không chứa nhiều nước như các loại trái cây khác. Chúng chỉ thích hợp làm sinh tố hay salab hơn là làm ước ép. Việc sử dụng bơ để ép nước có thể làm lãng phí dinh dưỡng quý giá của loại trái cây này.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin K, vitamin B9 (Folate) và một số khoáng chất như Kali, Phốt-pho và Selen cùng với các hoạt chất sinh học. Bông cải xanh được biết đến là loại rau rất tốt cho sức khỏe của con người, bảo vệ các tế bảo khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra, giúp giảm viêm và bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, bông cải xanh là một trong những rau quả không nên sử dụng làm nước ép, sinh tố. Bởi nước ép từ bông cải xah có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, nôn nao, thậm chí buồn nôn, tiêu chảy.

Dứa

Dứa là loại trái cây vô cùng tốt cho sức khỏe. Dứa sở hữu vị ngọt, mùi thơm, chứa nhiều vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác. Nhưng ăn dứa rất có lợi cho cơ thể nhưng việc dùng dứa làm nước ép sẽ làm lãng phí dinh dưỡng quý báu của chúng. Bởi khi dùng dứa làm nước ép sẽ lấy đi phần lớn dinh dưỡng, để lại cho bạn rất nhiều đường, có thể khiến lượng đường trong máu và mức insulin của bạn tăng lên đáng kể. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo nếu tiêu thụ quá nhiều nước ép dứa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Quả lê

Quả lê được biết đến loại quả yêu thích của nhiều người. Các chất trong quả lê có khả năng chống viêm, giúp giảm đau và viêm do các bệnh viêm khớp gây ra, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của gốc tự do. Ngoài ra, lê còn giàu các khoáng chất như canxi, folate, magie, đồng và mangan từ đó góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, những người nhạy cảm với fructose thì không nên uống nước ép lê

Rau bina, cải xoăn

Rau bina và cải xoăn là những loại rau giàu chất dinh dưỡng và có thể tạo ra một thức uống lành mạnh, tuy nhiên chúng lại có chứa lượng oxalat cao.

Như đã biết Oxalat là chất kháng dinh dưỡng, khi tiêu thụ ở nồng độ cao hơn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, điển hình nhất là phản ứng với canxi, tạo ra sỏi thận nếu sử dụng trong thời gian dài

Vỏ cam quýt

Khá nhiều người khi ép nước cam quyt thường ép cả vỏ cam vỏ quýt vào máy ép trái cây. Nhưng vỏ cam, vỏ quý chứa các hợp chất có thể gây kích ứng cho hệ tiêu hóa, không tốt cho hệ tiêu hóa hay như phòng ngừa tiêu chảy, táo bón và phân lỏng.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng nước ép rau quả?

+ Nên sử dụng các loại rau quả để làm nước ép như: rau cần tây, táo, củ dền, dưa chuột, cà rốt...

+ Không nên pha thêm đường vào nước ép rau củ vì sẽ khiến cơ thể bị thừa đường, có thể gây tăng cân, béo phì, tiểu đường...

+ Không nên hâm nóng nước ép rau củ sẽ làm các loại vitamin, khoáng chất dễ bốc hơi, mất đi lượng lớn vitamin

+ Không nên uống nước ép lúc bụng đói đặc biệt là những loại trái cây có vị chua như cam, dứa vì axit trong trái cây sẽ rất hại dạ dày.

+ Không nên uống nước ép rau củ để quá lâu trong tủ lạnh. Nên uống ngay sau khi ép xong để đảm bảo dưỡng chất.

+ Nên mua các loại rau củ còn tươi, không có dấu hiệu bị hỏng, dập

+ Nên uống nước ép trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30-60 phút

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Những loại rau củ nào không nên ăn phần vỏ

Người chơi thể thao nên ăn những loại rau, củ, quả gì?

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin khác

Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ

Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác

Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ

Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt

Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt

Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột

Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch

Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột

Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột